Có rất nhiều mẹ khi thấy trẻ bị sụt sịt mũi chút thôi đã vội vàng cố gắng hút mũi cho con. Liệu cách này có thực sự hiệu quả để phòng tránh các bệnh đường hô hấp không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp kĩ lưỡng hơn cho mẹ.
Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.
Bé bị sụt sịt mũi do đâu?
Dịch mũi chứa chất nhày được tiết ra thường xuyên giúp bảo vệ niêm mạc mũi khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút hay bụi bặm hàng ngày. Nó cũng giữ ẩm, làm ấm không khí đi qua mũi.
Bình thường các dịch này sẽ trong, loãng và được chảy xuống dưới miệng. Nhưng khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập, chúng được tiết ra nhiều hơn để tăng cường hoạt động bảo vệ. Do đó mà bé bị sụt sịt mũi, sổ mũi.
Những nguyên nhân gây tiết nhiều dịch mũi làm bé bị sụt sịt mũi gồm:
+ Trẻ sơ sinh bị sụt sịt mũi: Đây là biểu hiện thường thấy ở trẻ nhất là lúc mới sinh bởi lúc này các xoang mũi còn rất nhỏ chỉ cần chút bụi bặm cũng kích thích làm bé chảy nước mũi.
+ Buổi sáng khi thức dậy: trẻ thường rất hay sụt sịt mũi bởi dịch nhày không được chảy hết xuống miệng do tư thế nằm ngủ.
+ Nhiệt độ lạnh làm cơ thể phản xạ tiết nhiều chất nhày hơn.
+ Trẻ bị kích ứng bởi một số chất gây dị ứng như phấn hoa, nước hoa, khói bụi, ô nhiễm môi trường…
+ Dấu hiệu của cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ.
+ Một số các trường hợp dị dạng hoặc có khối u ở mũi như tắc cửa mũi sau, vách ngăn mũi bị lệch, hẹp xương mũi khiến trẻ bị sụt sịt mũi mãi không hết.
Tham khảo: Trẻ chảy nước mũi, mẹ hãy áp dụng ngay 8 “tuyệt chiêu” không cần uống thuốc
Khi bé bị sụt sịt mũi có nên hút mũi không?
Vì bé chảy nhiều nước mũi khiến bé cứ sụt sịt mũi mãi không hết mà các bé lại chưa biết sì hết ra ngoài nên các mẹ thường xuyên hút mũi cho bé. Việc tống hết dịch nhày đờm cho khỏi các hốc xoang mũi rất tốt nhất là trong quá trình viêm nhiễm tại mũi.
Trẻ sơ sinh bị sụt sịt mũi không nên hút mũi
Tuy nhiên với máy hút mũi bằng tay và kĩ thuật tự hút tại nhà của mẹ sẽ không thể lấy hết được chất nhày, không làm sạch được xoang mũi lại có thể gây tổn thương đến niêm mạc mũi. Nhất là khi bé bị sụt sịt mũi nhẹ, mới chớm, chưa có quá nhiều dịch đờm hoặc đối với trẻ sơ sinh cấu trúc mũi còn non yếu.
Tham khảo: Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?
Việc hút mũi cho bé nên được thực hiện tại phòng khám dưới sự giám sát và tư vấn của nhân viên y tế. Để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh về hô hấp cho trẻ nhỏ cha mẹ còn hay thắc mắc sụt sịt mũi uống thuốc gì và phải làm sao để trẻ mau khỏi.
Cách chữa sụt sịt mũi cho trẻ sơ sinh phải làm sao?
Để chữa sụt sịt sổ mũi an toàn và hiệu quả đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thay vì cố gắng hút sạch mũi thì mẹ nên kết hợp rửa mũi, xịt mũi cho bé bằng nước muối. Mẹ có thể chọn nước muối ưu trương hoặc nước muối sinh lý.
Với các bé có nhiều dịch nhầy mũi, sụt sịt mũi lâu ngày thì cha mẹ nên ưu tiên sử dụng nước muối ưu trương. Với nồng độ muối cao 3%, nước muối ưu trương sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi tốt hơn, giúp chúng dễ dàng thoát ra khỏi khoang mũi cùng vô vàn bụi bẩn khác. Tính sát khuẩn của nước muối ưu trương cũng làm sạch sâu và ức chế những tác nhân gây bệnh.
Hiện nay rất nhiều mẹ lo lắng vì khi rửa cùng nước muối ưu trương con dễ bị xót rát và không chịu hợp tác. Với trường hợp này mẹ nên chọn sản phẩm nước muối ưu trương có thêm thành phần dưỡng ẩm tự nhiên Natri Hyaluronate như dung dịch muối ưu trương Nebial 3%. Bé được rửa mũi dịu nhẹ mà không bị xót rát hay khô mũi. Ngoài ra, Natri Hyaluronate còn giúp tăng hoạt động của nhung mao giúp tổng đẩy dịch nhầy ra ngoài dễ dàng.
Bên cạnh tép nước muối rời, nước muối ưu trương Nebial 3% còn được sản xuất kết hợp với bộ thiết bị rửa mũi chuyên dụng, hay dạng bình xịt dễ sử dụng.
Tham khảo:
Nebial 3% ống – Dung dịch muối ưu trương nhỏ, rửa mũi cho bé
Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em
Xịt rửa mũi giúp phòng chống rất nhiều bệnh lý tai mũi họng, hô hấp cho bé. Bài viết trên đấy cũng đã đưa ra lời khuyên cho mẹ khi bé bị sụt sịt mũi là nên xịt, rửa mũi thay vì hút mũi. Hy vọng mẹ sẽ thực hiện để chăm sóc trẻ tốt hơn.