Trẻ chảy nước mũi, mẹ hãy áp dụng ngay 8 “tuyệt chiêu” không cần uống thuốc

Trẻ chảy nước mũi (sổ mũi) là hiện tượng thường gặp mỗi khi thay đổi thời tiết ở các bé có sức đề kháng kém. Mẹ đừng vội cho con uống kháng sinh mà hãy tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sớm bằng 10 tuyệt chiêu dưới đây.

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

8 mẹo đơn giản, hiệu quả giúp trẻ hết chảy nước mũi

Khi các bé bị chảy nước mũi màu trắng trong thì rất có thể chúng đã bị nhiễm virus. Ngoài ra, khi nước mũi xanh đặc lại thường liên quan đến nguyên nhân từ vi khuẩn. Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ mà mẹ nên áp dụng các phương pháp phù hợp.

Nếu bé bị chảy nước mũi hãy cho con uống nhiều nước.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì

Các loại nước trái cây, sữa là sự lựa chọn tốt cho con lúc này. Khi được bổ sung đủ nước sẽ giúp dịch mũi của trẻ lỏng hơn và dễ dàng được làm sạch. Ngoài ra, vitamin và khoáng chất trong các nước bổ sung cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho con khỏe mạnh.

Cho trẻ tắm với nước gừng, tinh dầu.

Nước ấm chứa vài giọt tinh dầu hay nước gừng ấm sẽ giúp làm ấm cơ thể trẻ. Đồng thời dịch mũi của bé lỏng ra và dễ xì hơn. Từ đó, mẹ làm sạch cho bé bằng các dụng cụ hút mũi một cách đơn giản.

Nằm cao đầu khi ngủ giúp trẻ đỡ ngạt mũi hơn.

Khi ngủ thấp đầu sẽ khiến nước mũi chảy ngược vào trong khiến con bị ngạt mũi. Do vậy, hãy cho trẻ nằm kê cao đầu để nước mũi chảy ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn.

Tham khảo: Trẻ ngạt mũi về đêm, mẹ phải làm sao?

Chườm ấm vùng tai cho trẻ.

Đặt khăn ấm ở 2 bên của trẻ tai khoảng 10 phút trước khi ngủ sẽ giúp mũi trẻ dễ chịu hơn. Bởi tai là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh nhỏ điều tiết máu vùng mũi. Vùng tai được làm ấm sẽ giúp giãn nở, thông mũi tốt.

Massage mũi nhẹ nhàng cho bé.

Đây là cách làm cực kỳ hiệu quả mà mẹ nào cũng nên biết. Mẹ chỉ cần thực hiện động tác vuốt nhẹ nhàng 2 bên cạnh của sống mũi cho bé. Điều này sẽ giúp con dễ thở hơn, giảm ngạt mũi, sổ mũi đơn giản. Thi thoảng mẹ dây dây vào huyệt ở 2 bên cánh mũi khoảng 3-4 lần, con sẽ giảm các triệu chứng nhanh chóng.

Tham khảo: Cách xử lý khi trẻ sơ sinh 7 tháng bị ho có đờm và sổ mũi

Xoa bóp lòng bàn chân cho trẻ.

Khi con bắt đầu có dấu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ hãy xoa dầu vào lòng bàn chân của trẻ. Các loại dầu như: dầu khuynh diệp… Sau đó dùng tay day day vào gan bàn chân cho con, xoa bóp nhẹ nhàng giúp trẻ giảm các triệu chứng cảm cúm ngay ban đầu. Đồng thời xoa một chút dầu vào lưng cũng là cách phòng tránh bệnh cho trẻ.

Trẻ chảy nước mũi mẹ cần vệ sinh bằng nước muối ưu trương, nước muối sinh lý

Khi trẻ bắt đầu có dấu hiện sổ mũi, mẹ hãy nhỏ mũi cho con khoảng 6-7 lần/ngày. Trong những ngày đầu, có thể trẻ sẽ chảy nước mũi nhiều hơn. Tuy nhiên đừng vì thế mà mẹ ngưng nhỏ mũi cho con. Bên cạnh giải pháp rửa mũi cho bé từ nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) đã khá quen thuộc, mẹ có thể thay thế bằng nước muối ưu trương (NaCl 3%). Nhìn chung, ở hai loại này không có nhiều sự khác biệt trong cách sử dụng. Song với nồng độ muối cao hơn, nước muối ưu trương cho hiệu quả làm sạch tốt. Đồng thời còn tăng khả năng kháng khuẩn, kháng viêm,… Hiệu quả trong dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các bệnh lý đường hô hấp trên.

Tham khảo: Nebial 3% ống – Dung dịch muối ưu trương nhỏ, rửa mũi cho bé

Mẹ hãy kiên trì thực hiện nhỏ mũi, rửa mũi nhẹ nhàng kết hợp với dụng cụ hút mũi chuyên dụng giúp làm thông thoáng vùng mũi, con sẽ nhanh khỏi.

Dùng dụng cụ hút mũi cho trẻ em

nho-nuoc-muoi-sinh-ly-cho-be-bi-chay-nuoc-mui

Nhỏ nước muỗi sinh lý cho trẻ bị chảy nước mũi.

Xì mũi nhẹ giúp đẩy lượng nước mũi dư thừa ra ngoài. Tuy nhiên, xì mũi không đúng cách: quá mạnh hoặc quá nhiều lần gây tổn thương mũi của trẻ. Hơn nữa, các trẻ quá nhỏ tuổi chưa biết xì mũi như thế nào. Vậy nên kết hợp với nhỏ nước muối ưu trương giúp làm lỏng dịch nhày, kháng khuẩn tốt hơn.

So với việc sử dụng dụng cụ hút mũi truyền thống, để đảm bảo an toàn hơn cho bé, mẹ có thể sử dụng thiết bị rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho bé. Thiết bị này giúp dung dịch rửa mũi có thể len lỏi đến tận các hốc sâu của khoang mũi và làm sạch chúng, nhiều khi không cần thêm thao tác hút mũi.

Tham khảo: Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em

Lưu ý các trường hợp trẻ chảy nước mũi mẹ cần cho con khám bác sĩ

Đa số các trường hợp trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi thông thường không cần đi bệnh viện. Tuy nhiên một số trường hợp sau đây mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

+ Trẻ chảy nước mũi có máu.
+ Trẻ sổ mũi kèm sốt trên 38,5 độ kéo dài 2 ngày không giảm.
+ Sổ mũi kèm các hiện tượng nôn ói, quấy khóc dữ dội.
+ Mẹ nghi ngờ có dị vật trong mũi của con…

Khi trẻ chảy nước mũi, cha mẹ hãy đặc biệt chú ý đến tình trạng của con trẻ để có các biện pháp xử trí kịp thời và phù hợp ngay từ đầu.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline