Trẻ sơ sinh uống rota bị táo bón thì cần xử lý như thế nào?

Nếu như thấy trẻ sơ sinh uống rota bị táo bón thì mẹ phải làm sao? Liệu tình trạng táo này có tự hết sau một vài ngày tương tự như khi bé bị tiêu chảy do virus rota? Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.

1/ Trẻ sơ sinh uống rota có bị táo bón không?

trẻ sơ sinh uống rota bị táo bón

Vacxin rota là mũi tiêm quan trọng, giúp bảo vệ bé khỏi virus rota – nguyên nhân gây tiêu chảy cấp hàng đầu ở trẻ với các triệu chứng là sốt, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng… Tình trạng tiêu chảy và nôn mửa thường nặng nên có thể dẫn tới mất nước nghiêm trọng và gây tử vong khi không được điều trị.

Giống như tất cả các loại vacxin khác, vacxin rota có thể gây ra các tác dụng phụ nhưng thường nhẹ và không kéo dài. Sau tiêm rota, trẻ có thể trở nên bồn chồn, cáu kỉnh và tiêu chảy nhẹ ở một số bé.

Trẻ sơ sinh uống rota bị táo bón không thì câu trả lời là không. Thậm chí, trong các tác dụng phụ hiếm gặp (dị ứng, sốc phản vệ, tắc ruột) cũng không ghi nhận tình trạng này.

2/ Cần làm gì khi trẻ sơ sinh uống rota bị táo bón?

trẻ sơ sinh uống rota bị táo bón

Vì trẻ sơ sinh uống rota bị táo bón không phải do virus rota nên trước hết mẹ cần tìm hiểu kỹ để tìm ra nguyên nhân thực sự của tình trạng này.

Các nguyên nhân bé uống vacxin rota về bị táo bón sẽ liên quan đến các yếu tố trước đó như:

  • Trẻ đang trong giai đoạn giãn ruột sinh lý (thường gặp ở các bé 2 – 3 tháng)
  • Do chế độ ăn thiếu chất xơ (do mẹ thiếu chất xơ nếu bé còn đang bú mẹ, hoặc do sữa công thức ít chất xơ, khó tiêu hoá)
  • Bé lười uống nước
  • Bé trong giai đoạn ăn dặm, chuyển từ thức ăn lỏng (sữa) sang thức ăn đặc lần đầu tiên
  • Bé uống quá nhiều sữa công thức
  • Do rối loạn hệ vi sinh đường ruột khiến trẻ dễ tiêu chảy hoặc táo bón, thường liên quan tới việc sử dụng thuốc kháng sinh

Để loại bỏ tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, bé tiêu hoá khoẻ, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn thì mẹ có thể tham khảo bổ sung men xơ Simbiosistem Bustine cho bé.

trẻ sơ sinh uống rota bị táo bón

Sản phẩm có công thức 2in1 độc đáo, với sự kết hợp của 2 chủng lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus La-14, Lactobacillus plantarum Lp-115 và chất xơ thế hệ mới Orafti® – giúp trẻ đi phân mềm, ổn định hệ tiêu hóa.

  • Dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp loạn khuẩn đường ruột: tiêu chảy, đau bụng, kém hấp thu…
  • Đặc hiệu cho các trường hợp táo bón, cần bổ sung chất xơ ở trẻ bú sữa công thức, trẻ lười ăn rau
  • Hỗn hợp Inulin làm giàu oligofructose trong Simbiosistem (Orafti® synergy 1) Được Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu ESPGHAN khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi tổ chức uy tín hàng đầu thế giới DSMZ
  • Thiết kế dạng gói đơn liều tiện lợi

Táo bón ở trẻ nên được khắc phục sớm ngay từ khi nhìn thấy các dấu hiệu đầu tiên, như trẻ đi ngoài khó, phân cứng ở đầu. Khi bé đã đi ngoài khó, phân to, phân khô cứng thì tình trạng thường đã nặng, đòi hỏi thời gian điều trị lâu và cần tới sự trợ giúp của thuốc nhuận tràng làm mềm phân. Điều trị sớm sẽ giúp bé nhanh khỏi hơn và tiết kiệm thời gian lẫn tiền bạc cho cha mẹ.

Bên cạnh đó, nếu trẻ không khoẻ sau khi tiêm phòng rota thì mẹ cũng không cần lo lắng quá. Vì các trường hợp tiêu chảy, nôn ói… thường nhẹ và tự hết sau một vài ngày. Tiêm phòng vacxin rota sẽ giúp mẹ bảo vệ bé khỏi phần lớn các nguy cơ tiêu chảy. Nếu bị bệnh, các bé được tiêm phòng cũng sẽ nhẹ hơn so với bé chưa được tiêm.

Như vậy, trẻ sơ sinh uống rota bị táo bón không liên quan đến mũi tiêm này.  Do đó, mẹ hãy làm rõ nguyên nhân táo bón thực sự và loại bỏ nhé. Nếu còn điều gì băn khoăn, mẹ hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc inbox tới Facebook/ Zalo của Buona để các Dược sĩ có thể lắng nghe và hỗ trợ bạn miễn phí.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/rotavirus-vaccine-side-effects/
  • https://www.cdc.gov/vaccines/parents/diseases/rotavirus.html

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline