Sắt là khoáng chất quan trọng trong quá trình tạo máu và hoạt động của hệ miễn dịch, hệ thần kinh. Thiếu sắt có thể khiến trẻ mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, suy yếu hệ miễn dịch. Thế nhưng khi thừa sắt có thể làm tổn thương nghiêm trọng tới các cơ quan như: tim, gan… Vậy bổ sung sắt cho bé thế nào? Dưới đây là 5 lưu ý mà bạn cần biết để bổ sung sắt hiệu quả và an toàn cho bé.
1. Bổ sung sắt cho trẻ ngay từ 4 tháng tuổi
Bổ sung sắt cho trẻ em được khuyến cáo trong giai đoạn từ 4 tháng tuổi đến 5 tuổi. Ở những trẻ sinh non hoặc hấp thu kém, bổ sung sắt nên được bắt đầu ngay khi trẻ được sinh ra.
Những đối tượng nên được bổ sung sắt đó là:
- Trẻ có các biểu hiện thiếu sắt thiếu máu như:
- Mệt mỏi, khó tập trung hay giảm khả năng hoạt động.
- Lòng bàn tay nhợt nhạt. Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy.
- Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu là do thiếu máu oxy lên não không đủ làm các mạch máu sưng lên, gây áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.
- Đau ngực, khó thở: triệu chứng này trở nên nặng hơn khi gắng sức, hoạt động thể lực. Triệu chứng này có thể vì hàm lượng hemoglobin trong cơ thể ít hơn bình thường dẫn đến oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế.
Màu sắt lòng bàn tay của trẻ biểu hiện tình trạng thiếu sắt, thiếu máu ( nguồn: Viện huyết học)
- Trẻ có chế độ ăn không cân đối, khả năng hấp thu kém. Một số thực phẩm là nguồn cung cấp Sắt chính dó là cá, ngũ cốc tăng cường, đậu, thịt bò và rau lá xanh. Trẻ thường xuyên sử dụng sữa và uống nhiều đồ uống có ga cũng là đối tượng có nguy cơ bị thiếu sắt bởi các thực phẩm này sẽ làm hạn chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
- Các trường hợp thiếu sắt bệnh lý như sinh non, kém hấp thu, bệnh lý chảy máu trong, bệnh lý gen di truyền đã được bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm và chỉ định.
2. Ưu tiên bổ sung sắt từ thực phẩm
Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch bổ sung sắt cho trẻ. Bởi về lâu dài, nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất giúp cơ thể bổ sung sắt.
Với những trẻ thiếu sắt thiếu máu giai đoạn đầu hoàn toàn có thể cải thiện
bằng chế độ ăn kết hợp với chế phẩm bổ sung sắt dạng dung dịch
3. Lựa chọn chế phẩm bổ sung sắt cho trẻ phù hợp
Chế phẩm bổ sung sắt cho trẻ có nhiều loại, sắt vô cơ, sắt hữu cơ, sắt dạng viên, sắt dạng dung dịch, sắt dạng tiêm truyền…tuy nhiên có một số nguyên tắc lựa chọn sắt bổ sung cho trẻ em như sau:
- Khuyến khích sử dụng thuốc bổ sung sắt hữu cơ dạng dung dịch bởi chúng dễ bổ sung cho trẻ em, mùi vị thơm ngon, sinh khả dụng cao, các chế phẩm Sắt bisglycinate dạng nhỏ giọt được Cơ quan An Toàn Thực Phẩm Châu Âu (EFSA) khuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi tính sinh khả dụng cao, hấp thu theo đúng nhu cầu của trẻ nên hạn chế tối đa nguy cơ thừa sắt, đồng thời rất ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
- Chỉ định sử dụng sắt đường truyền tĩnh mạch theo thăm khám và chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp:
- Thiếu máu thiếu sắt nặng, rất nặng.
- Cơ thể không hấp thu được sắt khi dùng dạng uống: Cắt đoạn ruột, dạ dày, bệnh bẩm sinh.
- Thiếu máu trong khi bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm đang tiến triển.
4. Bổ sung sắt đúng liều lượng và đủ thời gian
Để đáp ứng đủ nhu cầu sắt của trẻ nhưng không gây quá liều, bạn cần tuân thủ liều lượng bổ sung Sắt theo chỉ định của sản phẩm hoặc chuyên gia y tế.
- Liệu trình bổ sung sắt nên được kéo dài liên tục trong 03 tháng.
- Trong 1-2 tháng đầu: Bỏ sung sắt nhằm giúp cơ thể trẻ dưa mức sắt ề bình thường.
- Khi lượng sắt đã ổn định vẫn nên tiếp tục bổ sung sắt cho đủ liệu trình 03 tháng nhằm đáp ứng lượng dự trữ sắt trong cơ thể.
- Trong thời gian điều trị, với những trường hợp thiếu sắt nặng, cần phối hợp tìm nguyên nhân để có thể có giải pháp triệt để.
- Sắt được hấp thu tối đa lúc đói. Vì vậy, nên uống trước bữa ăn 1 giờ, hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Trừ Sắt Bisglycinate rất ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên bạn có thể cho bé uống khi đói hoặc no đều được.
5. Lưu ý khác
- Trong trường hợp trẻ bị kích ứng dạ dày do uống sắt khi đói (đau bụng, buồn nôn, nôn mửa…), bạn nên cho bé uống sắt trong hoặc sau bữa ăn, hoặc khởi đầu bằng liều thấp, sau đó tăng dần.
- Một số thức ăn có thể tương tác làm giảm sự hấp thu sắt như: sữa, trà, café, coca và các loại nước có ga… Vì vậy, nên tránh dùng những thực phẩm này 1 đến 2 giờ sau khi uống sắt. Tương tự với các thuốc dạ dày (như thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc kháng H2, thuốc ức chế bơm proton….).
- Dạng lỏng có khả năng làm sậm màu răng của trẻ khi sử dụng trong một thời gian dài. Súc miệng, đánh răng sau khi uống.
- Bổ sung sắt có thể làm trẻ đi tiêu phân đen. Tuy nhiên, tác dụng này không gây hại.
Trên đây là các lưu ý để bổ sung sắt hiệu quả và an toàn cho bé. Nếu có thắc mắc nào về tình trạng sức khỏe của con, bạn có thể inbox Buona qua Zalo/ Facebook nhé.