Sữa là nguồn dinh dưỡng chính ở trẻ sơ sinh, nếu không hấp thụ được sữa thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của con. Dưới đây là các dấu hiệu trẻ sơ sinh không hấp thụ sữa mà mẹ cần chú ý.
1/ Dấu hiệu trẻ sơ sinh không hấp thu sữa là gì?
Các dấu hiệu trẻ sơ sinh không hấp thụ sữa sẽ xuất hiện 30 – 120 phút sau khi trẻ bú sữa. Điều này có thể gặp phải ở bất kỳ dạng sữa nào, từ sữa công thức, sữa bò và cả sữa mẹ.
Các dấu hiệu thường thấy là:
- Tiêu chảy: trẻ đi phân lỏng với số lần nhiều hơn hẳn so với ngày thường (cần phân biệt rõ với hiện tượng đi phân lỏng chưa vào khuôn bình thường ở trẻ sơ sinh, số lần đi ngoài ổn định theo các ngày và trẻ vẫn bú, ngủ bình thường). Tuy nhiên tiêu chảy cũng là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác, do đó mẹ cần loại trừ các khả năng khác trước khi nghĩ tới không dung nạp sữa
- Buồn nôn, nôn nhiều, đặc biệt sau khi uống sữa
- Đau bụng và co thắt dạ dày
- Chướng bụng, đầy hơi: bụng của trẻ cứng, khi thử ấn vào thì bé oẹ oẹ
- Hay khóc sau khi uống sữa, có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang rất đau bụng
Khi thấy một trong các dấu hiệu kể trên liên tục xuất hiện sau khi trẻ bú sữa thì mẹ hãy đưa con đi khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán chính xác nhé!
2/ Nguyên nhân bé sơ sinh không hấp thu sữa
Dấu hiệu trẻ sơ sinh không hấp thụ sữa thường liên quan tới:
- Trẻ thiếu hụt Lactase: đây là một loại enzyme để phân giải đường Lactose trong sữa, phân cắt Lactose thành 2 loại đường có cấu trúc đơn giản hơn là Glucose và Galactose để có thể đi qua niêm mạc ruột và hấp thụ vào máu, trở thành nguồn năng lượng quan trọng. Khi thiếu hụt men Lactase, đường Lactose không được phân cắt sẽ đi tới đại tràng, bị vi khuẩn tại đây lên men và gây ra các triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn…
- Ruột non của trẻ bị tổn thương nên dẫn tới bất dung nạp Lactose nguyên phát, đây là nguyên nhân thường gặp nhất, do: nhiễm trùng đường ruột, bệnh Celiac, bệnh Crohn… Trẻ thường xuất hiện các triệu chứng bất dung nạp trong 2 – 3 tuần rồi trở lại bình thường
- Dị ứng thực phẩm: trẻ phát ban, bụng khó chịu, nôn, tiêu chảy… khi uống sữa. Trường hợp này khá hiếm gặp
- Trẻ nhạy cảm với thực phẩm trong chế độ ăn của mẹ, như: hành, tỏi, bông cải xanh, bắp cải… là các thực phẩm dễ sinh khí, khi mẹ ăn nhiều các thực phẩm này và trẻ bú mẹ thì bé cũng dễ bị đầy hơi, quấy khóc
- Trẻ bất dung nạp Lactose bẩm sinh, đây là bệnh di truyền và rất hiếm gặp, nguy cơ cao hơn ở trẻ sinh non
3/ Bé không hấp thu sữa có sao không?
Việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không hấp thu sữa sẽ ảnh hưởng phần nào đến quá trình tăng trưởng và phát triển của con, vì đây vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng quan trọng.
Mặc dù mẹ có thể giải quyết tình trạng này một cách đơn giản bằng cách cho bé uống sữa free Lactose hoặc sữa hạnh nhân, sữa đậu… Nhưng Lactose vẫn là chất dinh dưỡng tốt, cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não bộ, làm phân mềm, tạo môi trường tốt cho lợi khuẩn phát triển… nên khi thấy trẻ tiêu chảy, buồn nôn sau khi uống sữa thì mẹ chưa nên vội ngừng sữa do có thể cản trở tới sự phát triển của trẻ.
Khi các triệu chứng rối loạn vẫn tồn tại trong một khoảng thời gian hoặc ngay khi trẻ đầy bụng, chướng hơi thì mẹ nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán chính xác, từ đó lên phác đồ ăn uống hiệu quả và đúng cách cho trẻ. Chỉ những trẻ thực sự không dung nạp Lactose thì mới cần ngừng bú sữa và thay thế bằng sữa free Lactose mẹ nhé!
Để hỗ trợ tốt cho đường tiêu hoá của trẻ, bé hấp thu tốt dinh dưỡng và loại bỏ các triệu chứng rối loạn tiêu hoá khó chịu, mẹ có thể tham khảo bổ sung Men xơ Simbiosistem Bustine cho bé:
- Bổ sung lợi khuẩn (L. acidophilus La-14 và L. plantarum Lp-11) và chất xơ thế hệ mới Orafti® được Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu ESPGHAN khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp loạn khuẩn đường ruột: tiêu chảy, đau bụng, kém hấp thu…
- Đặc hiệu cho các trường hợp táo bón, cần bổ sung chất xơ ở trẻ bú sữa công thức, trẻ lười ăn rau
- Thiết kế dạng gói đơn liều tiện lợi
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hình dung rõ hơn về các dấu hiệu trẻ sơ sinh không hấp thụ sữa, hiểu được nguyên nhân và xử trí đúng cách. Nếu còn điều gì băn khoăn, mẹ có thể để lại câu hỏi trong phần bình luận hoặc inbox tới Zalo/Facebook của Buona nhé!