Cách dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh đơn giản tạo thói quen tốt

Cần dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh thế nào để con sớm có thói quen tốt này? Ở các bé chuẩn bị đi học thì các ba mẹ lại càng mong muốn điều này hơn, nhưng đã phải là thời điểm để luyện tập cho bé? Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.

Dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh thế nào?

Dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh

Để dạy bé biết cách gọi khi đi vệ sinh, trước hết mẹ hãy theo dõi các biểu hiện cho thấy bé phải đi vệ sinh để nhắc nhở con, giúp bé chú ý hơn tới các cảm giác của ban thân và biết gọi đi vệ sinh đúng lúc. Điều này bao gồm các biểu hiện trên khuôn mặt như càu nhàu, trẻ cúi người, kéo bỉm, đứng yên, chạy trốn vào một góc…

Lúc này, mẹ hãy giải thích cho con rằng chuyện gì đang xảy ra, “cảm giác đó có nghĩa là con đang phải đi tiểu/ đi ngoài. Và lần tới, khi có cảm giác tương tự thì hãy nói điều đó với mẹ nhé.” Trẻ sẽ bắt đầu chú ý tới việc đi tiểu/ đi ngoài của mình cũng như những cảm giác đi kèm với nó.

Để trẻ có thể cảm nhận rõ ràng hơn, với những bé đang mặc bỉm hay quần đùi đũng thấp thì mẹ hãy nhét một chiếc khăn tay đã gấp gọn vào đó để khăn thấm hút ít hơn, trẻ cảm nhận sự ẩm ướt và phản ứng với nó tốt hơn.

Mặt khác, mẹ cũng hãy khen ngợi trẻ bất kỳ khi nào con cho bạn biết rằng bé cần đi ngoài. Khi biết rằng chỉ cần làm một việc gì đó đơn giản như vậy sẽ mang lại phần thưởng thì sẽ khiến bé háo hức kể với bạn nghe bất cứ khi nào có thể. Nếu trẻ vô tình quên không nói hoặc quá mải tham gia vào một hoạt động mà không điều chỉnh được cảm giác này, đừng trừng phạt bé mà hãy chỉ ra cách để trẻ có thể thành công trong lần tới và nhận được phần thưởng, cho bé biết rằng con có thể làm được.

Với những trẻ táo bón thi điều này có phần khó khăn hơn. Do cảm giác đi ngoài đau, phân to cứng làm bé sợ, nín nhịn, không muốn đi ngoài kể cả khi rất buồn đi vệ sinh. Lúc này, mẹ cần kết hợp sử dụng thuốc nhuận tràng để làm mềm phân cho bé và một chế độ ăn lành mạnh, đủ nước và thêm chất xơ.

Thuốc trị táo cho bé PEGinpol

Hiện nay, bột nhuận tràng PEGinpol với thành phần macrogol 3350 là chỉ định đầu tay trong điều trị táo bón cho trẻ theo Hiệp Hội Nhi khoa, Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Châu Âu, Châu Mỹ và Viện chăm sóc sức khỏe NICE – UK. Đây là sản phẩm trị táo tốt cho bé mà mẹ nên tham khảo.

  • Hiệu quả nhanh chỉ sau 3-6 ngày
  • An toàn và không giảm tác dụng khi dùng nhiều lần, lâu dài
  • Vị cam thơm dễ uống. Tiện lợi khi sử dụng

Lưu ý khi tập thói quen đi vệ sinh cho bé

Dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh

Để dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh một cách hiệu quả và dễ dàng hơn, mẹ cũng cần lựa chọn thời điểm phù hợp. Thực tế, thời điểm này ở mỗi bé sẽ là khác nhau và điều quan trọng là mẹ cần theo dõi các dấu hiệu sẵn sàng ở bé dù con đang ở độ tuổi nào.

Dưới đây là danh sách các dấu hiệu mà mẹ có thể tham khảo. Và khi nhận thấy chúng, hãy đợi khoảng 3 tháng trước khi tập đi vệ sinh cho bé:

  • Sẵn sàng về thể chất:
    • Kiểm soát cơ vòng: Thường trẻ em tới 18 tháng tuổi mới bắt đầu có khả năng kiểm soát các cơ vòng – van giữ cho các chất trong bàng quang hoặc ruột không bị rò rỉ ra ngoài. Đó là một quá trình diễn ra trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm và trẻ chưa thể thành thạo trong việc tập đi vệ sinh cho tới khi bé kiểm soát được các cơ vòng của mình
    • Nhận thức về sự cần thiết phải đi vệ sinh: Khoảng 1 tuổi, trẻ có thể cảm nhận được trực tràng hay bàng quang đầy và có thể biểu hiện bằng nét mặt càu nhàu, cúi người, giật bỉm. Trẻ có thể ngừng chơi một lúc rồi trốn vào góc riêng, hay thông báo rằng muốn đi vệ sinh
    • Có thể giữ bỉm khô ít nhất một vài giờ tại một thời điểm
    • Đi tiểu lượng lớn một lúc
    • Nhu động ruột hình thành khá tốt và đều đặn
    • Có thể ngồi yên trên bồn cầu
    • Có thể tự mặc hoặc cởi quần áo
    • Các kỹ năng vận động tinh khác như vẽ, xem sách, chơi đồ chơi sẽ giúp bé dễ dàng duy trì hứng thú khi ngồi trên bô
  • Sẵn sàng về tinh thần:
    • Hỏi trẻ về việc sử dụng bô. Nếu trẻ khóc hoặc chống lại ý tưởng này thì đây chưa phải là thời điểm thích hợp
    • Trẻ đã có thể thực hiện được theo yêu cầu 2 bước (VD: nhặt đồ chơi và đặt vào hộp)
    • Có thể truyền đạt nhu cầu đi vệ sinh
    • Có thể ngồi yên vài phút trong khi mẹ đọc sách cho bé nghe
    • Có khả năng bắt chước hành vi và có nhận thức xã hội. Đây là lý do vì sao việc quan sát bố mẹ, anh chị em hoặc bạn bè đồng trang lứa sử dụng nhà vệ sinh sẽ là động lực lớn với bé
    • Có mong muốn làm hài lòng
    • Biết đặt những thứ về nơi chúng thuộc về. Điều này quan trọng để bé hiểu rằng phân và nước tiểu thuộc về nhà vệ sinh
    • Sẵn sàng làm một số việc một cách độc lập
    • Trẻ đã qua giai đoạn khủng hoảng, cực kỳ kháng cự
    • Thể hiện sự quan tâm với việc tập đi vệ sinh

Bên cạnh đó, có những dấu hiệu cho thấy bé chưa sẵn sàng là:

  • Việc đi vệ sinh của bé dường như không theo một khuôn mẫu nào
  • Dường như trẻ không cảm nhận được khi đi tiểu hoặc ị trong tã
  • Cứ vài giờ lại đi tiểu nhiều hơn một lần
  • Không quan tâm đến việc sử dụng nhà vệ sinh
  • Khó chịu nếu mẹ đề cập đến việc tập đi ngoài
  • Đang trải qua quá nhiều căng thẳng, như: khó ngủ, có em bé mới trong nhà, có người chăm sóc mới, cha mẹ xung đột
  • Đứng trước bô rồi tè ra sàn
  • Chống lại việc tháo tã
  • Không thấy khó chịu với tã bẩn.

Trên đây là cách dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh cùng một số lưu ý. Thông thường, trẻ sẽ mất khoảng 6 tuần từ việc ngồi bô đến sử dụng nó thường xuyên và cần khoảng 6 tháng để có thói quen đi vệ sinh tốt hoàn toàn.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline