Trẻ bị ho nên nằm ngủ tư thế nào? Tư thế ngủ có thể giúp bé bớt ho hơn nếu con đang gặp hiện tượng này. Đây chỉ là một mẹo rất nhỏ nhưng lại có thể đem lại hiệu quả không ngờ. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng biết cho trẻ bị ho nằm tư thế như thế nào. Cùng khám phá bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc trẻ tốt hơn khi bé bị ho nhé.
1/ Trẻ bị ho nên nằm ngủ tư thế nào?
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ho là do ngủ sai tư thế. Nếu không, việc cho con nằm đúng tư thế cũng sẽ giúp giảm tình trạng ho ở trẻ. Vậy trẻ bị ho nên nằm ngủ tư thế nào?
Theo các chuyên gia, các ba mẹ nên cho con nằm ngửa, nhưng cần chú ý kê cao đầu bé hơn so với phần thân khoảng 15-20 cm. Các bác sĩ cho biết kích thước này sẽ giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn, vừa đủ để bé dễ thở hơn và giúp con ngủ ngon hơn.
Trong trường hợp ba mẹ cho con nằm ngửa nhưng không kê đầu cao hơn dẫn đến tình trạng đầu thấp làm dịch mũi sau và chất nhầy sẽ càng dồn về phía cổ họng. Khi đó, con càng bị ho nhiều hơn khi ngủ. Không những thế, tư thế gối thấp cũng khiến axit dạ dày bị trào ngược lên vùng phổi và họng, kết quả là gây ra ho.
Khi đã áp dụng tư thế gối cao cho trẻ bị ho nhưng vẫn thấy bé ho nhiều. Điều này có thể khiến ba mẹ lo lắng và xót xa vì chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Bởi vậy, bên cạnh chú ý tư thế nằm của trẻ, bạn có thể tham khảo những thông tin tiếp theo dưới đây để biết được một số kinh nghiệm giảm ho cho bé.
2/ Những kinh nghiệm để giảm ho cho bé khi ngủ
Có rất nhiều mẹo để giúp bé giảm ho khi ngủ. Những kinh nghiệm sau đây được cho là hữu hiệu và đơn giản nhất, nên các ba mẹ có thể thử áp dụng.
Xoa dầu nóng vào gan bàn chân
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị ho khi ngủ là con bị nhiễm lạnh. Bởi vậy, mẹ có thể xoa một chút dầu nóng vào gan bàn chân của trẻ trước khi con đi ngủ. Chú ý xoa bóp nhẹ nhàng để tạo cảm giác nóng lên. Ngoài ra, nếu vào mùa đông, cần chú ý đắp chăn để giữ ấm cho con.
Dùng máy tạo ẩm trong phòng ngủ
Ngoài việc biết được trẻ bị ho nên nằm ngủ tư thế nào, ba mẹ có thể nghĩ đến một mẹo giảm ho khác cho trẻ là sử dụng máy tạo ẩm. Phương pháp này không chỉ phù hợp với người lớn, mà còn cho cả trẻ em. Cơn ho của trẻ có thể trở nên trầm trọng hơn do nhiệt độ từ điều hòa, quạt điện… khiến đường thở của con sẽ dễ bị khô. Do đó, việc dùng máy tạo ẩm là cần thiết để ngăn chặn sự ảnh hưởng của không khí khô do hệ thống điều hòa/ sưởi ấm gây ra.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt một chậu nước nhỏ và trồng cây xanh trong phòng để hạn chế tình trạng không khí khô tốt hơn.
Ngâm chân trẻ bằng nước gừng
Mẹ cũng có thể trị ho cho trẻ bằng cách ngâm chân bằng nước gừng. Bạn chỉ việc nấu nước gừng và cho con ngâm bằng nước này khi còn ấm khoảng 2 lần, mỗi lần khoảng 15 phút. Nhờ đó, bé sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, cũng như không bị đờm xuống cổ nên hạn chế được tình trạng ho.
Xông hơi bằng dầu khuynh diệp
Ngoài chú ý đến trẻ bị ho nên nằm ngủ tư thế nào, bạn cũng có thể thực hiện thêm cách xông hơi cho bé bằng dầu khuynh diệp để giảm triệu chứng ho của trẻ tốt hơn. Hơi ấm từ dầu khuynh diệp sẽ làm dịu cổ họng, và có thể tống chất dịch nhầy ra ngoài một cách dễ dàng. Để áp dụng cách này, mẹ có thể tắm cho bé với chậu nước đã nhỏ một vài giọt dầu hoặc pha dầu vào cốc nước ấm rồi cho bé hít hơi ấm từ cốc bay ra.
Ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày thực quản
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến những cơn ho xảy ra nhiều hơn. Bởi vậy, ba mẹ cũng nên cố gắng ngăn chặn tình trạng trào ngược này để giấc ngủ của bé không bị ảnh hưởng bởi những cơn ho nặng hơn.
- Cho trẻ ăn tối sớm và duy trì thời gian bữa tối cách giờ đi ngủ khoảng 2 tiếng
- Hạn chế cho trẻ đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc quá lạnh
- Cho trẻ ngủ nghiêng một bên
Một số lưu ý khác
Ngoài những kinh nghiệm, tham khảo thêm một số lưu ý dưới đây để giảm ho cho bé tốt hơn.
- Cho bé uống nhiều nước ấm vào ban ngày
- Thường xuyên vệ sinh mũi cho bé: Nên dùng nước muối sinh lý ấm cho bé dưới 3 tháng tuổi, trong khi có thể dùng nước muối dạng xịt cho trẻ trên 3 tháng tuổi
- Có thể rửa mũi và hút mũi nếu thấy dịch mũi của bé nhiều để đường thở của trẻ thông thoáng. Đồng thời, mũi và họng cũng sẽ không bị dịch nhầy làm tắc nghẽn, nhờ đó, con dễ thở hơn và ngủ tốt hơn vào ban đêm
- Vệ sinh sạch sẽ không gian phòng ngủ của bé để tránh khiến con gặp phải tình trạng viêm xoang, dị ứng, hen suyễn
- Không nên cho bé ăn hoặc uống sữa quá gần với giờ đi ngủ vì bé dễ bị ợ hơi, trào ngược, kích ứng họng và ho do cơ thể chưa kịp tiêu hóa thức ăn
Trẻ bị ho nên nằm ngủ tư thế nào? Qua bài viết này, chắc chắn ba mẹ sẽ biết cách cho con nằm ngủ ở tư thế tốt hơn để giảm thiểu tình trạng ho của bé vào ban đêm. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh để biết thêm một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị ho hiệu quả hơn.
Tham khảo thêm: 6 tư thế ngủ của trẻ thông minh