Khủng hoảng ngủ 4 tháng là gì? Thường kéo dài trong bao lâu?

Nhiều trẻ trải qua giai đoạn khủng hoảng ngủ 4 tháng. Việc xáo trộn bất ngờ trong giấc ngủ này dễ làm ba mẹ lo lắng, không biết đây là bình thường hay bất thường? Giai đoạn này rồi sẽ qua hay mẹ sẽ cần làm điều gì để giúp con?… Buona sẽ trả lời cùng mẹ trong bài viết.

1/ Khủng hoảng ngủ 4 tháng ở trẻ là gì?

Khủng hoảng ngủ 4 tháng là gì? Thường kéo dài trong bao lâu? - Ảnh 1

Khủng hoảng ngủ 4 tháng hay còn gọi là hồi quy giấc ngủ, là khi trẻ đã dần đi vào chu kỳ ngủ ổn định, ngủ ngoan suốt đêm nhưng tới 4 tháng tuổi, bỗng con lại dễ khóc, dễ tỉnh vào nửa đêm, 2h sáng, 3h sáng…

Các bác sĩ nhi khoa cho biết đây là điều rất bình thường ở trẻ sơ sinh. Lúc 4 tháng tuổi, các bé có thể gặp phải giai đoạn khó ngủ, thức dậy thường xuyên hay giảm tổng thời gian cho giấc ngủ. Lịch trình mà trẻ đang thực hiện thay đổi đột ngột, chuyển từ trạng thái ngủ những giấc dài qua những giấc ngắn, dễ thức dậy sau mỗi vài giờ.

Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng gặp khủng hoảng giấc ngủ lúc 4 tháng. Hay một số trẻ có thể gặp khủng hoảng này sớm hơn, hoặc muộn hơn vài tháng.

Nhưng nhìn chung, việc thay đổi thói quen ngủ này là phổ biến và bình thường ở trẻ 4 tháng. Và trẻ sẽ tiếp tục trải qua một số thay đổi trong giấc ngủ trong thời thơ ấu.

2/ Nguyên nhân gây khủng hoảng ngủ ở trẻ em

Khủng hoảng ngủ 4 tháng là gì? Thường kéo dài trong bao lâu? - Ảnh 2

Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng khủng hoảng ngủ 4 tháng là do não bộ và cơ thể của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, quá trình hình thành, liên kết các vùng khác nhau của não bộ có thể dẫn tới sự mất ổn định trong giấc ngủ.

Khi mới sinh, giấc ngủ của trẻ thường là những giấc ngủ ngắn. Và sau đó sẽ dần chuyển sang giấc ngủ dài hơn như người lớn. Quá trình này không phải lúc nào cũng dễ dàng nên có thể làm xuất hiện một giai đoạn bất ổn tạm thời, thoái lui tạm thời trong giấc ngủ.

Bên cạnh đó, một số yếu tố như: lo lắng, sự kích thích của môi trường xung quanh, những xáo trộn trong môi trường ngủ… cũng có thể góp phần làm các biểu hiện khó ngủ, mất ngủ ở trẻ dễ diển ra hơn.

Hiểu rõ nguyên nhân gây khủng hoảng giấc ngủ ở trẻ thường đến từ sự phát triển mạnh mẽ bên trong cơ thể sẽ giúp mẹ bớt lo lắng hơn.

3/ Giai đoạn trẻ 4 tháng khủng hoảng ngủ kéo dài bao lâu?

Phần lớn các bé sẽ hết khủng hoảng giấc ngủ, quay trở lại với thói quen ngủ tốt chỉ sau vài ngày đến vài tuần. Nhưng thời gian này là khác nhau ở từng trẻ và phụ thuộc một phần vào thói quen chăm sóc giấc ngủ cho bé của mẹ.

Chúng không tồn tại mãi mãi, nhưng mẹ hãy chú ý thiết lập cho bé một không gian ngủ tốt và duy trì những thói quen tốt cho giấc ngủ nhé!

4/ Có cách nào để tránh khủng hoảng ngủ cho bé không?

Vì xuất phát phần lớn từ sự thay đổi bên trong cơ thể của trẻ nên chúng ta không thể tránh hoàn toàn, ngăn không cho sự khủng hoảng này xảy ra. Tuy vậy, mẹ hoàn toàn có thể giúp bé trải qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng và nhanh hơn bằng cách duy trì các thói quen ngủ lành mạnh.

5/ Biện pháp cho tình trạng này của trẻ

Để trẻ phục hồi giấc ngủ nhanh hơn và có những giấc ngủ ngon, trọn vẹn, dưới đây là 4 nguyên tắc mà mẹ nên duy trì để giúp con. Đặc biệt, điều này vẫn nên được duy trì sau đó để bé có thói quen ngủ tốt.

Trì hoãn việc phản ứng với tiếng khóc của trẻ

Đây cũng là một trong những cách rèn thói quen tự ngủ cho trẻ sơ sinh. Cụ thể, thay vì dỗ dành bé ngay khi con khóc, mẹ hãy tăng dần thời gian chờ đợi trước khi phản ứng lại tiếng khóc của trẻ và đứng từ xa quan sát. Nếu sau 3 phút, 5 phút… con vẫn không ngừng khóc thì bước đến gần và dỗ dành bé.

Cho bé ăn đủ no trước khi đi ngủ

Khủng hoảng ngủ 4 tháng là gì? Thường kéo dài trong bao lâu? - Ảnh 3

Hãy đảm bảo bé đã được ăn đủ suốt cả ngày và trước khi đi ngủ để không quá đói khi về đêm hay giữa giấc ngủ ngắn, làm bé thức dậy giữa đêm vì đói. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé bú 15 phút trước khi đi ngủ để con dễ buồn ngủ hơn.

Đặt bé xuống nôi khi còn tỉnh táo

Điều này nghe có vẻ kỳ lạ và khó khăn, nhưng nó thực sự sẽ giúp ích rất nhiều trong giấc ngủ của trẻ. Việc đủ tỉnh táo để nhận ra không gian trước lúc đi ngủ sẽ giúp trẻ có cảm giác an toàn, quen thuộc và dễ tự ngủ trở lại hơn nếu như có lỡ thức giấc giữa đêm.

Mẹ nên để ý các dấu hiệu bé buồn ngủ như ngáp, dụi mắt, mắt lờ đờ, bứt tai… và đặt con xuống nôi sớm nhé.

Chuẩn bị một không gian tốt cho giấc ngủ

Khủng hoảng ngủ 4 tháng là gì? Thường kéo dài trong bao lâu? - Ảnh 4

Để trẻ ngủ ngon sâu giấc, một không gian tốt cho giấc ngủ là điều quan trọng không thể thiếu. Mẹ hãy thiết lập một không gian yên tĩnh, ít ánh sáng, giường nệm thoải mái cho bé. Nếu cần dỗ bé hay thay tã, cho bé ăn về đêm, cũng hãy cố gắng thực hiện trong không gian yên tĩnh và ít ánh sáng này mẹ nhé!

Cũng lưu ý không nên cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Bởi ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ ức chế sự tiết melatonin trong cơ thể và làm con khó ngủ. Mẹ cũng nên cho bé vui chơi và tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày để giúp con dễ phân biệt ngày đêm.

Giai đoạn khủng hoảng này sẽ đi qua và trẻ sẽ dần ngủ ngon trở lại. Nhưng nếu thấy điều gì đó không ổn làm mẹ lo lắng như bé hay mệt mỏi vào ban ngày, biếng ăn, chậm tăng cân, bất thường trong nhịp thở… đừng quên nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để được xử trí phù hợp và kịp thời.

Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa về việc bổ sung melatonin. Đây là một hormon giấc ngủ tự  nhiên trong cơ thể và giúp dễ ngủ, ngủ ngon sâu giấc hơn. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin cho hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng và an toàn, không ảnh hưởng đến hệ thần kinh, không gây lệ thuộc.

Khủng hoảng ngủ 4 tháng ở trẻ là điều phổ biến. Nó có thể khác nhau ở mỗi trẻ nhưng là điều bình thường nên mẹ không cần lo lắng quá nhé! Tuy nhiên, mẹ cũng hãy lưu ý hình thành cho con những thói quen ngủ lành mạnh trong giai đoạn này để con có những giấc ngủ ngon trọn vẹn hơn.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.sleepfoundation.org/baby-sleep/4-month-sleep-regression
  • https://www.healthline.com/health/parenting/4-month-sleep-regression
  • https://health.clevelandclinic.org/the-4-month-sleep-regression-what-parents-need-to-know

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline