Theo dân gian các loại lá tắm trị cảm cúm cho bé hiệu quả có thể kể đến lá tía tô, lá ngải cứu, lá trầu không hay sài đất cùng nhiều loại lá thông dụng khác. Đây là bài thuốc dân gian được nhiều bà mẹ truyền tai nhau áp dụng. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để biết cách tắm giải cảm cho bé.
1/ Các loại lá tắm trị cảm cúm cho bé hiệu quả
Cúm là bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, vào giai đoạn trời trở lạnh, các bé càng dễ bị cảm cúm nhiều hơn. Về cơ bản, bé mắc triệu chứng này là do virus xâm nhập do sức đề kháng kém.
Có rất nhiều mẹo khác nhau để trị cảm cúm cho bé tại nhà, trong đó, các loại lá tắm giải cảm cho bé được khá nhiều bà mẹ tin tưởng áp dụng. Theo thông tin tương truyền, một số loại lá dưới đây của thể dùng làm nước tắm trị cảm cho bé vô cùng hiệu quả.
Lá tía tô
Trong số các loại lá tắm trị cảm cúm cho bé, lá tía tô là cái tên phổ biến đầu tiên luôn được nhắc đến. Không chỉ được dùng như gia vị trong các bữa ăn, lá tía tô còn có thể hỗ trợ điều trị ho đờm, cảm cúm, ho khác và giúp cơ thể toát được mồ hôi rất tốt.
Bởi vậy, bạn có thể dùng lá tía tô để tắm cho bé nhằm tăng hiệu quả điều trị cảm cúm để giúp con mau khỏi bệnh. Tham khảo cách dùng lá tía tô nấu nước tắm trị cảm cho bé như sau:
- Rửa sạch lá tía tô tươi rồi giã nát, lấy nước pha với nước ngoài và tắm cho con
- Trong trường hợp bạn muốn dùng nhiều lần cho bé, hãy phơi lá tía tô để khô rồi mỗi lần cho bé tắm thì lấy một nắm lá ra đun sôi để dùng.
Lá trầu không
Tắm giải cảm cho bé bằng lá trầu không cũng rất thông dụng, được dân gian lưu truyền đến bây giờ. Loại lá này sẽ hỗ trợ làm giảm tình trạng ho có đờm, ho khan ở trẻ. Ngoài ra, bằng cách tắm lá trầu không, các triệu chứng cảm cúm ở bé cũng giảm đi đáng kể vì nó giúp trừ phong và giải cảm nhanh. Nó có tính ấm và cay nồng nên rất thích hợp tắm cho bé vào mùa lạnh.
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không, thái mỏng và cho vào nồi đun sôi
- Tắt bếp rồi để một lúc mới mở vung
- Pha nước sôi với nước lạnh để có nước ấm tắm cho bé
Lá ngải cứu
Với nhiều dưỡng chất và hoạt chất có lợi, lá ngải cứu cũng đem lại tác dụng trị cảm cúm cho bé hiệu quả. Ngoài ra, tắm bằng nước ngải cứu cũng giúp loại bỏ mẩn ngứa, hăm và ghẻ lở – những vết thương và biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ.
Cách làm:
- Phơi khô lá ngải cứu sau khi rửa sạch
- Đem lá ra cắt thành khúc để sao vàng trên bếp
- Bảo quản lá ở nơi thông thoáng, mỗi lần dùng lấy một nắm ra đun sôi lấy nước hòa cùng nước lạnh để tắm cho bé
Lá sài đất
Trong các loại lá tắm trị cảm cúm cho bé, lá sài đất cũng được gọi tên nhờ khả năng hỗ trợ điều trị cảm cúm cho bé hiệu quả. Đây là loại cây có hoa vàng, có lông, hình bầu dục. Vì có tính mát, hơi chua nên lá sài đất có thể cầm ho, tiêu đờm, và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng sốt và viêm họng ở trẻ.
Để nấu nước tắm trị cảm cho bé bằng lá sài đất, các mẹ cần đem nấu lá đun sôi rồi pha với nước lạnh để có nước ấm tắm cho con.
Lá sả
Lá sả cũng được dùng như lá tắm giải cảm cho trẻ sơ sinh. Không chỉ làm ấm, tiêu đờm, giảm sốt, nôn ói, lá sả cũng hỗ trợ giảm chứng cảm cúm nhanh chóng.
Cách làm:
- Chuẩn bị 10 cây sả, rửa sạch rồi cắt nhỏ
- Đem sả bỏ vào nồi nấu cùng nước sạch trong khoảng nửa tiếng
- Lấy nước sôi pha thêm nước ngoài để tắm cho bé
Lá hẹ
Mẹ đang không biết tắm lá gì trị cảm cúm cho bé? Hãy dùng lá hẹ vì nó có tác dụng giảm chứng cảm cúm an toàn và hiệu quả tức thì cho con. Đây cũng là một trong những loại lá tắm trị cảm cúm cho bé được nhiều bà mẹ sử dụng nhất vì nó dễ dàng được tìm thấy.
Cách làm:
- Đem lá hẹ rửa sạch và cắt nhỏ
- Bỏ lá vào nồi và đun sôi với nước khoảng nửa tiếng
- Lấy nước sôi đem pha thêm nước lạnh rồi tắm cho bé
Lá húng chanh
Nhắc đến lá tắm trị cảm cúm cho bé, chắc chắn nhiều người nghĩ ngay tới lá húng chanh. Với đặc tính tương tự như một số loại lá ở trên, lá húng cũng có tác dụng tiêu viêm, giảm sốt, giảm ho và hỗ trợ điều trị cúm hiệu quả. Tương tự như nấu nước tắm trị cảm cho bé bằng các loại lá, bạn cũng đun lá húng với nước rồi pha thêm nước để tắm cho con.
Lá bưởi
Lá bưởi khá dễ tìm, cũng là loại lá phổ biến trong số các loại lá tắm giải cảm cho bé. Loại lá này có thể giảm sốt, giảm đau đầu nhờ chứa các chất kháng sinh. Hãy dùng khoảng 30-50 lá bưởi rửa sạch và đun sôi với nước. Sau đó, pha thêm nước để tắm ấm cho trẻ.
Lá bạc hà
Không chỉ đem đến hiệu quả trong việc sát khuẩn và giảm đau họng, nước mũi, nghẹt mũi lá bạc hà được xem là loại lá rất tốt để hỗ trợ trị cảm cúm cho bé. Ba mẹ có thể dùng các loại lá tắm trị cảm cúm cho bé hàng ngày để nhanh chóng có kết quả tốt.
2/ Những lưu ý khi dùng lá tắm giải cảm cúm cho bé
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm. Bởi vậy, khi áp dụng bất kỳ cách điều trị nào tại nhà, ba mẹ cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng ba mẹ nên biết để tránh gây ra tác dụng ngược, khiến bé trở bệnh nặng hơn.
- Pha nước tắm cho bé đủ ấm, không lạnh cũng không quá nóng
- Nên cho bé tắm trong phòng kín gió, và cũng không nên để nhiệt độ quá cao khiến da bé dễ bị bỏng rát
- Nên tắm cho bé khoảng 5-10 phút vì nước lá rất nhanh nguội, đặc biệt vào mùa đông
- Nên tắm cho con từng phần một vì nếu cởi hết quần áo ra cùng lúc sẽ khiến cơ thể con tiếp xúc với không khí lạnh
- Nhanh tay lau khô và cuốn bé trong chăn để con không bị lạnh khi vừa tắm xong
- Khi tắm, có thể dùng thêm tinh dầu vì nó có tác dụng làm ấm da giúp bé không bị ớn lạnh
- Mặc dù đã áp dụng lá tắm giảm cảm cho bé trong vài ngày liên tục, song bé cảm cúm vẫn không giảm đi mà còn xuất hiện một vài triệu chứng như da tím tái, mệt mỏi, ho liên tục, quấy khóc, bỏ ăn…hãy đưa con đến cơ sở y tế để được kiểm tra kỹ lưỡng và điều trị tốt nhất.
Khi bé bị cảm cúm và sổ mũi nhiều mẹ có thể vệ sinh mũi cho con bằng IsoNebial Flaconcini – Dung dịch nhỏ mũi Ectoin sinh lý cho bé. IsoNebial Flaconcini đến từ thương hiệu Buona nội địa Italy là dung dịch nhỏ mũi, rửa mũi kết hợp Ectoin và nước muối sinh lý. Đây là giải pháp không kháng sinh an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp trên ở trẻ em.
Với các loại lá tắm trị cảm cúm cho bé, chắc chắn ba mẹ có nhiều lựa chọn có sẵn để sử dụng giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn. Qua những thông tin trên đây, hy vọng bạn sẽ chăm sóc và điều trị cho con tốt hơn để con sớm hồi phục sức khỏe.
Tham khảo thêm:
– Có nên dùng xịt tan ráy tai cho bé không?
– Tác dụng củ nén với trẻ sơ sinh: Gây bất ngờ với hiệu quả trị ho