Mẹo chữa sặc cơm lên mũi cho bé nhanh chóng và hiệu quả

Có mẹo chữa sặc cơm lên mũi nào mà chúng ta có thể áp dụng để loại bỏ nhanh cảm giác nhột, vướng nơi hầu họng? Và sặc cơm lên mũi có sao không, nhất là khi tình trạng này thường xuyên xảy ra?

1/ Mẹo chữa sặc cơm lên mũi cho bé

Mẹo chữa sặc cơm lên mũi

Khi bé bị sặc cơm lên mũi, trước hết mẹ hãy hướng dẫn con xì mũi, hỉ mũi để có thể tống đẩy hạt cơm sặc ra ngoài. Nếu các hạt cơm bị mắc kẹt sâu và khó hỉ ra được thì mẹ hãy nhỏ một ít nước muối vào mỗi bên mũi bé (hoặc rửa mũi cho bé), dòng nước muối giúp hạt cơm rời khỏi vị trí mắc kẹt và dễ dàng bị cuốn trôi ra ngoài. Đây chính là mẹo chữa sặc cơm lên mũi cho bé hiệu quả.

Nếu sau đó trẻ vẫn còn cảm giác nhột nhột, vướng sau hầu họng thì ba mẹ không cần quá lo lắng quá và hãy trấn an con nhé. Vì vùng niêm mạc nơi hầu họng rất trơn, ít khi cơm bị dính lại ở đây. Trẻ còn cảm giác vướng ở sau họng là do loạn cảm giác họng chứ ít khi do hạt cơm còn nằm ở đó.

Thế nhưng, nếu trẻ có cảm giác đau, khi ăn uống thì cảm giác đau càng tăng lên rõ rệt, quấy khóc, ho khạc liên tục thì ba mẹ nên đưa bé tới chuyên khoa Tai mũi họng để soi họng, mũi để được kiểm tra chính xác nhất.

Rửa mũi cho bé

Mẹ có thể tham khảo rửa mũi cho bé với Bình xịt muối ưu trương Nebial/ Nebianax 3% Spray. Với thành phần là muối ưu trương 3% và Natri Hyaluronate dưỡng ẩm, Nebial/ Nebianax 3% Spray không chỉ giúp làm sạch mũi cho bé theo cơ chế rửa trôi thông thường mà nó còn cho tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, làm sạch mũi một cách kỹ càng.

Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng muối cao 3% cho khả năng làm sạch mũi và giảm các triệu chứng khó chịu ở mũi hiệu quả gấp 2 – 3 lần muối sinh lý 0,9%. Hiệu quả trong giảm khô mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi… loại bỏ nhanh cả những màng nhầy mũi keo dính, khô cứng hay dị vật trong mũi như cơm, cháo bị sặc lên.

2/ Vì sao bé ăn cơm hay sặc lên mũi?

Mẹo chữa sặc cơm lên mũi

Mẹo chữa sặc cơm lên mũi cho bé bằng nước muối cho hiệu quả nhanh, thường chỉ cần áp dụng 1 – 3 lần. Thế nhưng nếu bé thường xuyên sặc cơm lên mũi thì bên cạnh việc khắc phục triệu tình trạng, mẹ cũng nên làm rõ nguyên nhân để khắc phục chúng nhé.

Các nguyên nhân bé hay sặc cơm lên mũi thường thấy như:

  • Do ăn uống quá nhanh
  • Cười đùa trong khi ăn
  • Ăn trong tư thế nằm
  • Vừa ăn vừa uống
  • Xem tivi, điện thoại… khi ăn làm mất tập trung

3/ Sặc cơm lên mũi có sao không?

Sặc cơm lên mũi thường không phải tình trạng nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra ở người lớn tuổi thì bạn không nên chủ quan. Hít sặc là di chứng của hơn 50% trường hợp đột quỵ nhồi máu não. Vì đường thở của người cao tuổi đã yếu và lão hoá nên hít sắc rất dễ dấn tối biến chứng viêm phổi hít, nhiễm trùng ngay cả khi đã lấy được dị vật ra ngoài.

Bên cạnh đó, trong một số ít trường hợp, sặc cơm lên mũi có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng khó nuốt. Vòm họng đóng lại không đúng cách khi thức ăn đi qua, cho thấy vấn đề với các dây thần kinh truyền lực cho cơ ở vòm miệng hoặc cổ họng. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ khi đau họng dai dẳng, khàn tiếng, khó thở, đau hoặc khó chịu ở ngực, khí nuốt, trào ngược, nôn…

Trên đây là mẹo chữa sặc cơm lên mũi hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng cho bé và cả mọi người trong gia đình. Và hãy hướng dẫn trẻ ăn uống đúng cách, tránh cười đùa, chơi trong lúc ăn để hạn chế tình trạng này xảy ra mẹ nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline