Uống sữa rồi uống thuốc có được không? Làm sao uống thuốc đúng?

Các loại thuốc chủ yếu cần được uống sau ăn, nhưng đôi khi bạn có thể gặp phải cảm giác mệt mỏi và không muốn ăn gì cả. Vậy uống sữa rồi uống thuốc có được không? Liệu bạn có thể lót dạ bằng việc uống sữa cũng có nhiều dinh dưỡng này?

1/ Uống sữa rồi uống thuốc có được không?

uống sữa rồi uống thuốc có được không

Thực tế, chúng ta không nên chỉ uống sữa rồi uống thuốc. Vì trong một số trường hợp, canxi trong sữa có thể tương tác với thuốc và ảnh hưởng đến cách hoạt động của thuốc, làm thay đổi hiệu quả điều trị. Đồng thời sữa không thể thay thế cho một bữa ăn lành mạnh, dinh dưỡng trong sữa không đủ để duy trì năng lượng và sức đề kháng cho cơ thể.

Do đó, thay vì uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc, chúng ta nên ăn uống bình thường và có thể uống sữa sau khi uống thuốc khoảng 3-4 giờ với người lớn và 2 giờ với trẻ nhỏ.

2/ Có nên uống sữa cùng với thuốc được không?

Tương tự, trong hầu hết các trường hợp thì bạn không nên uống sữa cùng với thuốc vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Thuốc có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và khoẻ mạnh trở lại. Nhưng khi được sử dụng không đúng cách thì có thể không hiệu quả, thậm chí gây hại.

uống sữa rồi uống thuốc có được không

Đây là một số loại thuốc đã cho thấy bằng chứng rõ ràng về việc tương tác với sữa. Tác dụng phụ nhẹ có thể là đau bụng, nhưng có thể nặng hơn và gây tổn thương gan…

Như không nên uống sữa cùng với thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetracycline (tetracycline, minocycline và doxycycline) và nhóm Fluoroquinolon (ciprofloxacin, levofloxacin và moxifloxacin). Tương tác giữa sữa và các kháng sinh này có thể xảy ra và làm cơ thể không hấp thu đủ lượng kháng sinh cần thiết, dẫn tới tình trạng nhiễm trùng khó được điều trị hiệu quả hay hoàn toàn.

Bạn cũng cần tránh uống sữa cùng một số loại thuốc ngăn ngừa hoặc điều trị loãng xương như nhóm thuốc Bisphosphonates (risedronate, alendronate và ibandronate).

Bên cạnh đó, canxi trong sữa cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt tại dạ dày, nên sẽ cần uống sữa và sắt cách nhau ít nhất 2 giờ. Nếu không đủ sắt, có thể có thể gặp phải tình trạng thiếu máu thiếu sắt, dễ nhiễm trùng, miễn dịch kém…

Ngoài ra, bạn không nên uống sữa cùng với thuốc tuyến giáp như: levothyroxine, liothyronine, levothyroxine và liothyronine. Nếu không nhận đủ hormone tuyến giáp, người bệnh sẽ dễ gặp phải các triệu chứng suy giáp như mệt mỏi, tăng cân, táo bón.

Trên đây chỉ là danh sách các loại thuốc phổ biến không nên uống cùng sữa. Để đảm bảo loại thuốc bạn đang dùng có phù hợp để uống cùng sữa hay không, bạn nên trao đổi ý kiến với bác sĩ hoặc dược sĩ trước nhé!

3/ Sau khi uống sữa sau bao lâu nên uống thuốc?

Tuỳ từng loại thuốc cụ thể mà bạn sẽ cần uống cách sữa bao lâu. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để có thông tin đầy đủ và chính xác nhất về việc sử dụng thuốc.

Sau khi uống sữa sau bao lâu nên uống thuốc

Như với thuốc kháng sinh, bạn nên sử dụng cách thời điểm uống sữa ít nhất 1-2 giờ với nhóm Tetracycline, và ít nhất 3-4 giờ với nhóm Fluoroquinolon. Nhưng thời gian này chỉ khoảng 30-60 phút với các thuốc thuộc nhóm Bisphosphonates được dùng trong phòng ngừa hoặc điều trị loãng xương.

Với thuốc tuyến giáp, nên uống lúc bụng đói (30-60 phút trước ăn sáng) và đợi ít nhất 4 giờ trước khi ăn các thực phẩm giàu canxi như sữa.

Nhìn chung, nên tránh uống thuốc cùng với sữa vì có thể gây tương tác. Nhưng bạn có thể lựa chọn sử dụng chúng cách nhau để không làm giảm tác dụng của thuốc nhé!

4/ Uống thuốc như thế nào là đúng và hiệu quả?

Trong mỗi sản phẩm thuốc sẽ luôn kèm theo hướng dẫn và lưu ý sử dụng riêng. Nhưng nhìn chung, để thuốc phát huy tốt hiệu quả và giảm nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn, bạn sẽ cần chú ý tới một số nguyên tắc cơ bản.

Uống thuốc đúng cùng nước lọc

Đúng bệnh: bạn cần được thăm khám và chỉ định sử dụng thuốc từ bác sĩ để đảm bảo thuốc được kê là đúng với tình trạng bệnh. Chúng ta không nên sử dụng lại đơn thuốc của người khác mặc dù có triệu chứng giống nhau. Vì tuy cùng một biểu hiện nhưng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau, hay sử dụng thuốc với liều lượng và thời gian khác nhau… Bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ nếu đang mang thai, cho con bú hoặc có tiền sử dị ứng, bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng…

Đúng thuốc: bạn cần ghi nhớ loại thuốc mình đang uống và để thuốc ngăn nắp, gọn gàng. Tránh nhầm lẫn giữa các loại thuốc với nhau.

Đúng lúc: thuốc cần được uống đúng thời điểm như hướng dẫn, trước ăn hay sau ăn… Điều này sẽ giúp hiệu quả của thuốc được phát huy tốt, hay hạn chế các tác dụng phụ có thể gặp phải. Trong trường hợp quên liều, nên đọc tờ hướng dẫn hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để biết hướng xử trí đúng, không nên vội uống bù bằng cách tăng liều, có thể làm nồng độ thuốc tăng cao và gây nguy hiểm.

Đúng liều: mỗi loại thuốc đều có giới hạn liều sử dụng an toàn nhất định, khi quá liều có thể trở thành chất độc với cơ thể. Do đó bạn cần chú ý sử dụng đúng liều và trong khoảng thời gian đã được hướng dẫn, tránh sử dụng quá ít làm thuốc không có tác dụng, hoặc lạm dụng và để lại những ảnh hưởng không tốt với sức khoẻ về lâu dài.

Đúng cách: thuốc có nhiều loại, đa dạng về thành phần, dạng bào chế… Như với thuốc viên nén cần uống với 200ml nước để tránh thuốc bị vướng ở thực quản và gây tổn thương, và đủ để hoà tan viên thuốc trong dạ dày; viên sủi cần được hoà tan hoàn toàn trong nước trước khi uống; thuốc ngậm dưới lưỡi; thuốc dạng hít… chúng ta cần tuân thủ hướng dẫn để sử dụng đúng cách. Và uống thuốc cùng nước lọc sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.

Sẽ có rất nhiều điều liên quan tới việc sử dụng thuốc sao cho đúng cách và hiệu quả. Nhưng nhìn chung, bạn chỉ cần đi khám và tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ, đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ/ dược sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc bất thường sức khoẻ nào trong quá trình sử dụng thuốc nhé!

5/ Khi uống thuốc không nên uống nước gì?

uống sữa rồi uống thuốc có được không

Ngoài việc không nên uống sữa rồi uống thuốc, bạn cũng cần tránh uống thuốc cùng một số loại đồ uống khác. Những sự kết hợp không phù hợp này đều có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.

Trước hết, chúng ta không nên uống thuốc gần với thời điểm uống trà, cà phê. Không chỉ làm tăng nguy cơ kích ứng trên đường tiêu hoá mà chúng còn dễ làm cơ thể mất ngủ và làm giảm khả năng hấp thu của thuốc.

Tương tự như cà phê, một số nước ngọt cũng có thể chứa caffein. Nếu dùng chung với thuốc sắt sẽ gây kết tủa và làm sắt khó hấp thu, dễ gây táo bón. Nếu thường xuyên dùng nước ngọt để uống thuốc cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Có một điều mà không ít người dễ nhầm lẫn khác là uống paracetamol (Panadol…) để giảm những cơn đau đầu do uống nhiều rượu bia. Thực tế, Paracetamol không có hiệu quả trong trường hợp này và rượu còn làm tăng độc tính trên gan, thận của paracetamol. Do đó, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia hay các thức uống có cồn khi uống thuốc, đặc biệt là với thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol nhé.

Cuối cùng, chúng ta cũng cần tránh sử dụng nước trái cây để uống thuốc. Một số nghiên cứu cho thấy hoạt chất furanocoumarins trong nước ép bưởi sẽ bất hoạt enzyme CYP3A4 trong màng ruột, từ đó phá vỡ nhiều loại thuốc. Hay lượng axit cao trong các loại nước ép cũng có thể làm kích ứng, gây tổn thương dạ dày, buồn nôn, nôn và làm giảm khả năng hấp thu thuốc.

Như vậy khi đặt ra thắc mắc uống sữa rồi uống thuốc có được không thì sữa là một thức uống tiện dụng, giàu dinh dưỡng nhưng chúng ta không nên uống sữa rồi uống thuốc. Để thuốc phát huy tốt hiệu quả và cơ thể chóng khỏi bệnh, bạn hãy cố gắng ăn uống đầy đủ. Đồng thời uống thuốc cùng nước lọc sẽ là sự lựa chọn tốt nhất nhé!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline