Môi bé nhợt nhạt thiếu chất gì? Dấu hiệu môi nhợt nhạt bất thường

Màu môi có thể cho bạn biết phần nào về tình trạng sức khoẻ ở trẻ. Trong bài viết này, Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu về việc màu môi bé nhợt nhạt là thiếu chất gì? Dấu hiệu môi bất thường như thế nào mà mẹ cần chú ý?

1/ Môi bé nhợt nhạt thiếu chất gì?

Khác với các vùng da khác được tạo thành từ 16 lớp tế bào, vùng da môi chỉ có từ 3-5 lớp. Do đó, nó dễ dàng bị thay đổi màu sắc trước các tác nhân từ môi trường (VD: màu từ thực phẩm, đồ uống…) hay cho phép màu của các mạch máu bên dưới hiển thị xuyên qua và là dấu hiệu cho bạn thấy tình hình sức khoẻ.

Thiếu máu, thiếu sắt

Môi bé nhợt nhạt thiếu chất gì

Môi bé nhợt nhạt thiếu chất gì thì trước hết, điều này có thể là dấu hiệu tiềm ẩn phổ biến của việc thiếu máu. Cơ thể trẻ không tạo ra đủ các tế bào hồng cầu, hoặc lượng hồng cầu bị phá huỷ quá nhiều. Thiếu máu cũng có thể đến từ các bệnh viêm nhiễm như ung thư, HIV.

Trẻ thiếu máu có thể có các triệu chứng khác nhau. Một số có thể không thấy bất kỳ dấu hiệu nào, trong khi một số khác có thể bị mệt mỏi, chóng mặt, nhức dầu, nhịp tim không đều, chân tay lạnh, hụt hơi

Thiếu máu‌ do thiếu sắt thường làm môi trẻ bị nhợt nhạt, bé cảm thấy rất mệt mỏi, khó thở. Nếu môi chuyển sang màu xanh là tình trạng đã nặng hơn, cho thấy bé không có đủ oxy trong máu và cần được cấp cứu y tế ngay.

Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 là vitamin tan trong nước và cơ thể cần lấy nó từ thực phẩm bên ngoài. Vitamin B12 tham gia vào quá trình hình thành các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Do đó khi thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra bệnh thiếu máu nguyên bào khổng lồ và làm môi bé nhợt nhạt.

Ngoài ra, đôi môi nhợt nhạt cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý khác. Như lượng đường trong máu thấp (hay gặp hơn ở bệnh nhân tiểu đường), nấm miệng, tác dụng phụ của một số loại thuốc. Khi lượng đường trong máu thấp, trẻ thường xuất hiện kèm theo các dấu hiệu bao gồm: chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, ớn lạnh, run, ngủ không yên, dễ cảm thấy đói…

Do đó khi thấy môi bé nhợt nhạt, mẹ nên quan sát thêm các dấu hiệu liên quan để cân nhắc việc đưa bé đi khám bác sĩ. Qua kiểm tra chi tiết hơn, các bác sĩ sẽ làm rõ nguyên nhân và tư vấn giải pháp khắc phục phù hợp nếu cần.

2/ Biểu hiện môi bé nhợt nhạt bất thường cần lưu ý

Môi bé nhợt nhạt thiếu chất gì

Trong một số trường hợp khi thời tiết lạnh, môi bé có thể nhợt nhạt do không đủ ấm. Lúc này mẹ cần đưa bé đến nơi ấm áp, kín gió để nhiệt độ cơ thể con dần cân bằng trở lại. Hay một số thực phẩm và đồ uống cũng có thể làm đổi màu môi của bé tạm thời.

Nhưng khi đã loại trừ các nguyên nhân kể trên, hoặc khi môi bé nhợt nhạt thường xuyên, môi trắng, môi xanh, tím tái luôn là tình trạng khẩn cấp và cần chăm sóc y tế ngay. Môi bé nhợt nhạt không chỉ liên quan tới thiếu chất gì mà còn có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng hơn.

3/ Cần làm gì để môi bé hết nhợt nhạt?

Cần làm gì để môi bé hết nhợt nhạt

Để môi bé hết nhợt nhạt sẽ tuỳ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Do đó khi thấy bất kỳ bất thường nào trong màu môi ở bé thì trước tiên mẹ nên đưa con tới bác sĩ đánh giá để loại trừ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Nếu môi bé nhợt nhạt liên quan đến việc thiếu chất, bác sĩ sẽ chỉ định loại dinh dưỡng phù hợp. Việc tự ý bổ sung có thể dẫn tới bổ sung sai, thừa chất này nhưng lại thiếu chất kia và tình trạng ở trẻ không được khắc phục đúng.

Đồng thời, mẹ cần chú ý cho bé ăn nguồn thực phẩm đa dạng, đầy đủ và cân bằng các nhóm chất. Đặc biệt là các thực phẩm nhiều sắt (thịt đỏ, gà, cá, đậu phụ, bông cải xanh…), vitamin B12 (thịt, cá, gan, động vật có vỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa…). Chú ý cho bé mặc đủ ấm khi trời trở lạnh.

Thay đổi màu sắc môi không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Nhưng môi bé nhợt nhạt có thể liên qua tới việc thiếu chất hoặc bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Do đó, mẹ nên đưa bé tới bác sĩ khi thấy sự thay đổi màu sắc này hoặc khi có bất kỳ tổn thương mới nào ở môi.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/what-to-know-pale-lips

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline