Nướu răng có đốm trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Các cách xử lý

Tình trạng nướu răng có đốm trắng ở trẻ sơ sinh thường gặp ở đa số trẻ và khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý bất thường ở trẻ. Cùng tìm hiểu tình trạng này, cách xử lý an toàn và hiệu quả thông qua bài viết dưới đây!

1/ Nướu răng có đốm trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì

Nướu răng có đốm trắng ở trẻ sơ sinh là hiện tượng trên nướu của trẻ xuất hiện một hoặc nhiều vết màu trắng hình tròn. Tùy từng trường hợp mà đốm trắng này sẽ biểu hiện các tình trạng với tên gọi khác nhau. Cụ thể:

Đốm trắng là nanh sữa

Nanh sữa là một loại tổn thương lành tính thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 đển 3 tháng tuổi và có thể tự hết sau 1 – 2 tuần. Nguyên nhân hình thành nên tình trạng này là cơ thể của trẻ thừa chất keratin do quá trình thoái hóa biểu mô sừng hóa và có màu trắng của các mảnh vụn tế bào khi hình thành răng sữa.

Chúng thường mọc nhiều ở nướu của trẻ khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng tuy nhiên thực tế thì chúng có thể tự biến mất, không gây đau đớn, khó chịu cho trẻ. 

nướu răng có đốm trắng ở trẻ sơ sinh

Trẻ mọc nanh sữa phổ biến trong khoảng từ 0 đến 3 tháng tuổi và có xu hướng tự biến mất sau 1-2 tuần

Trẻ mắc một số bệnh răng miệng

Biểu hiện của các bệnh răng miệng của trẻ cũng sẽ khiến nướu răng mọc các nốt trắng, thậm chí là viêm loét gây ra những đau đớn, khó khăn nhất định cho trẻ trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này xảy ra là do:

+ Vệ sinh răng miệng không sạch dẫn đến vi khuẩn phát triển mạnh gây ra viêm nhiễm, loét nướu, lưỡi của trẻ.

+ Cặn sữa đọng lại không được vệ sinh cẩn thận

+ Bệnh nấm miệng hoặc tưa lưỡi

Nếu thấy xuất hiện trên nướu răng của trẻ những đốm trắng kèm theo các biểu hiện trẻ đau đớn, quấy khóc, bỏ bú, sụt cân thì mẹ không nên bỏ qua mà nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kịp thời tìm ra giải pháp điều trị, tránh để nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

nướu răng có đốm trắng ở trẻ sơ sinh

Bệnh tưa lưỡi khiến răng và nướu gặp vấn đề, cản trở quá trình ăn uống và sinh hoạt thường ngày của trẻ

2/ Cách xử lý nướu răng có đốm trắng cho bé

Các cách xử lý nướu răng có đốm trắng ở trẻ sơ sinh được kể đến như sau:

Trường hợp đốm trắng là nanh sữa

Nanh sữa được đánh giá là lành tính và có thể tự biến mất sau 1 đến 2 tuần nên mẹ chỉ cần vệ sinh nướu cho trẻ hàng ngày và quan sát, theo dõi các vết đốm trắng này trong khoảng thời gian sắp tới.

Nếu sau khoảng 1-2 tuần mà các đốm trắng không mất đi và trẻ có các biểu hiện như quấy khóc, chán ăn, bỏ bú, nhiễm trùng vết đốm … thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và có thể điều trị bằng cách chích nanh sữa ra.

Mẹ tuyệt đối không nên tự ý chích nanh hoặc làm cho nanh vỡ ra bởi có thể gây ra nhiễm trùng cũng như đau đớn, hoảng sợ cho trẻ nhỏ khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn.

Trường hợp đốm trắng do bệnh lý

Với trường hợp nướu răng có đốm trắng ở trẻ sơ sinh xuất hiện do bệnh lý, mẹ cần:

+ Vệ sinh răng miệng thật sạch cho trẻ và thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn chúng sinh sôi, phát triển mạnh mẽ khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Cho trẻ uống nhiều nước, còn với trẻ sơ sinh thì bú nhiều hơn để điều hòa cơ thể cũng như giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.

+ Cho trẻ ăn những món ăn chế biến lỏng, loãng như cháo, súp …

+ Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị bệnh lý cụ thể và an toàn.

các trường hợp do bệnh lý

Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên bằng gạc sạch

3/ Cần làm gì để giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh

Một số cách để ngăn ngừa nướu răng có đốm trắng ở trẻ sơ sinh và giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo:

Vệ sinh răng miệng thường xuyên

Mặc dù trẻ sơ sinh chưa có răng nhưng mẹ vẫn cần đảm bảo vệ sinh răng miệng cho trẻ cẩn thận để ngăn ngừa các mảng bám tích tụ gây ra viêm nhiễm, tưa lưỡi ở trẻ. Cụ thể:

+ Sử dụng gạc mềm thấm vào nước muối sinh lý để vệ sinh lưỡi, nướu cho trẻ từ trong ra ngoài.

+ Thực hiện nhẹ nhàng và massage cho trẻ giúp răng miệng của trẻ luôn sạch, ngăn ngừa các bệnh lý hiệu quả.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Điều này cần chú ý ở những trẻ đã bước vào độ tuổi ăn dặm khi việc hạn chế đồ ngọt, thực phẩm có nhiều đường sẽ giúp bảo vệ răng miệng của trẻ tốt hơn.

Giữ môi trường sống cho trẻ lành mạnh

Thường xuyên vệ sinh phòng ốc, thay chăn ga gối đệm cũng như vệ sinh đồ chơi, đồ dùng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày để ngăn ngừa cũng như bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất, tránh cho vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Việc thăm khám tổng quát định kỳ sẽ giúp trẻ phát hiện được các bệnh lý sớm cũng như bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Mẹ nên cho trẻ khám theo chu kỳ 6 tháng/ lần để giúp trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ sử dụng Difesa là siro tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh lý thường gặp ở trẻ, trong đó có các bệnh răng miệng, tiêu hóa và hô hấp. Được sản xuất tại Italy với công nghệ độc quyền, Difesa được rất nhiều gia đình tin tưởng và sử dụng để giúp trẻ luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện thể chất và trí tuệ.

nướu răng có đốm trắng ở trẻ sơ sinh

Difesa giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển

Mong rằng bài viết nướu răng có đốm trắng ở trẻ sơ sinh đã giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình nuôi con và đồng hành phát triển cùng con. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, đừng ngần ngại gọi đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline