Tác dụng của kẽm với trẻ em và các cách nhận biết trẻ thiếu kẽm

Nhìn vào tác dụng của kẽm với trẻ em, có thể thấy đây là một chất dinh dưỡng thực sự cần thiết mà ba mẹ nên bổ sung cho trẻ. Công dụng của kẽm đối với trẻ là không thể phủ nhận, vừa hỗ trợ sự phát triển, tăng cường hệ thống miễn dịch, vừa giúp giảm nguy cơ ốm đau và bệnh tật. Tham khảo thông tin chi tiết dưới đây để biết vai trò của kẽm với trẻ nhỏ quan trọng như thế nào.

1/ Các tác dụng của kẽm với trẻ em

Kẽm là khoáng chất thường có trong các loại thực phẩm như thịt đỏ, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản, và cả trong sữa mẹ. Nó đóng vai trò rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của não bộ và cơ quan sinh sản. Bên cạnh đó, tác dụng của kẽm với trẻ em còn nằm ở vai trò trong hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch và nhiều quá trình khác trong cơ thể. 

tác dụng của kẽm với trẻ em

Kẽm liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ em vì nó cần thiết để xây dựng các mô mới. Nó cũng rất cần thiết cho hoạt động của hơn 100 loại enzym khác nhau trong cơ thể. Cùng nhìn vào những lợi ích dưới đây để hiểu hơn về công dụng của kẽm đối với trẻ em. 

Hỗ trợ trị tiêu chảy

Theo WHO, kẽm có thể hỗ trợ trị tiêu chảy hiệu quả cho trẻ sơ sinh. Đã có những bằng chứng cho thấy kẽm có tác dụng làm giảm cơn đi ngoài phân lỏng, nhất là những đối tượng không ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Trị cảm lạnh thông thường

Một tác dụng của kẽm với trẻ em khá phổ biến là khả năng rút ngắn thời gian của cảm lạnh thông thường, theo các nghiên cứu từ năm 2011. Tuy nhiên, vẫn cần chú ý rằng kẽm không trực tiếp ngăn ngừa cảm lạnh, mà nó chỉ phần nào hỗ trợ cho điều đó. Ba mẹ nên cân nhắc trước khi muốn sử dụng kẽm để trị cảm lạnh cho bé.

trị cảm lạnh

Tăng cường miễn dịch

Kẽm có tác dụng gì với trẻ nhỏ? Khả năng duy trì chức năng miễn dịch khỏe mạnh ở trẻ là rất đáng đề cập. Không chỉ vậy, nó còn có thể làm giảm tần suất nhiễm trùng đường hô hấp trên. Với những trẻ thiếu kẽm, các con sẽ dễ có chức năng miễn dịch kém và rất dễ gặp một số loại bệnh lý.

Thúc đẩy sự phát triển xương và sụn

Khi nhắc đến tác dụng của kẽm với trẻ em, không thể không nhắc đến khả năng thúc đẩy hình thành collagen của kẽm. Nhờ đó mà nó giúp hỗ trợ xây dựng xương và duy trì sức mạnh của xương. Điều này cũng tạo điều kiện để sụn và khớp được phát triển mạnh mẽ. 

Kẽm giúp làm lành vết thương nhỏ

Kẽm còn có khả năng chữa lành những vết thương nhỏ. Những vết trầy xước hay va quệt nhẹ trên chân tay của trẻ cũng thể nhanh lành hơn nếu con được bổ sung kẽm. Đây cũng là tác dụng của kẽm với trẻ rất đáng được chú ý.

tác dụng của kẽm với trẻ em

Duy trì cảm giác thèm ăn

Trong số các tác dụng của kẽm với trẻ em, khả năng duy trì cảm giác thèm ăn của kẽm cũng rất ấn tượng. Các bé có đủ kẽm trong cơ thể thường ăn tốt hơn và phát triển tốt hơn. Trong khi, nếu thiếu kẽm, bé có thể giảm cảm giác thèm ăn và thường xuyên kén ăn hơn.

2/ Dấu hiệu khi cơ thể của trẻ thiếu kẽm

Nhìn vào những tác dụng của kẽm đối với trẻ em, có thể thấy kẽm với trẻ nhỏ là quan trọng như thế nào. Thiếu kẽm có liên quan đến việc giảm tăng trưởng, tăng nguy cơ bị cảm lạnh, nhiễm trùng và suy giảm trí nhớ hay mất tập trung. Sự thiếu hụt kẽm đang là một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển. 

Thông thường, thiếu kẽm có thể dẫn đến những thay đổi trên da. Da của trẻ có thể xuất hiện vết nứt, ở vùng quanh miệng, tay và vùng quấn tã. Về cơ bản, trẻ thiếu kẽm có thể có những dấu hiệu cơ thể như sau:

dấu hiệu thiếu kẽm

  • Trẻ bị tiêu chảy
  • Rụng tóc
  • Thường xuyên cáu kỉnh, quấy khóc, ăn không ngon
  • Ngán ăn, kén ăn, không tăng cân
  • Các vết thương cần nhiều thời gian để chữa lành
  • Có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn
  • Mất tập trung, không chú ý học tập, suy giảm trí nhớ

Ngoài ra, còn có bằng chứng rõ ràng cho thấy mức kẽm thấp còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, HIV, lao, sởi và viêm phổi. Thiếu kẽm thường do chế độ ăn uống không đủ chất nhưng cũng có thể do kém hấp thu. Nhìn vào tác dụng của kẽm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung kẽm đầy đủ cho bé để con không bị thiếu dưỡng chất quan trọng này.

3/ Khi bổ sung kẽm cho bé cần lưu ý điều gì

Biết được những tác dụng của kẽm với trẻ em, ba mẹ muốn bổ sung kẽm cho bé cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây. 

Nhu cầu kẽm của trẻ

Tác dụng của kẽm với trẻ nhỏ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, ba mẹ không nên vì kẽm quan trọng đối với sự phát triển của trẻ mà bổ sung quá liều. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu kẽm của trẻ sẽ thay đổi theo từng độ tuổi và giai đoạn như sau:

nhu cầu kẽm

  • Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: 3mg mỗi ngày
  • Trẻ 1-3 tuổi: 3mg mỗi ngày
  • Trẻ 4-8 tuổi: 5mg mỗi ngày
  • Trẻ 9-13 tuổi: 8mg mỗi ngày
  • Trẻ 14-18 tuổi: 11mg mỗi ngày (nam), 8mg mỗi ngày (nữ)

Thời điểm nên bổ sung kẽm cho trẻ

Nên bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm nào trong ngày cũng là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Theo các chuyên gia, nên bổ sung kẽm cho trẻ sau khi ăn 2 giờ hoặc trước lúc ăn 1 giờ là phù hợp nhất. Và nên cho trẻ uống kẽm vào buổi sáng.

Ngoài ra cần chú ý không nên dùng kẽm và canxi cùng lúc vì canxi sẽ làm giảm sự hấp thu kẽm của cơ thể. Thay vào đó, có thể cho con dùng kẽm với vitamin c để nâng cao hiệu quả hấp thu và tăng cường sức đề kháng cho con. 

Nguồn thực phẩm giàu kẽm

Khi bổ sung kẽm cho trẻ, các ba mẹ cũng đừng quên các thực phẩm giàu kẽm cho bé, đáng kể như:

tác dụng của kẽm đối với trẻ em

  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu
  • Tôm, hàu, cua. Chú ý cẩn trọng xác định xem bé có bị dị ứng các loại thực phẩm này hay không
  • Các loại hạt: Hạt vừng, hạt đậu phộng, hạt bí. Không chỉ giàu kẽm, các loại hạt này còn chứa chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất tốt cho bé
  • Các loại đậu như đậu xanh, đậu tương, đậu Hà Lan
  • Sữa, phô mai, trứng, ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo, lúa mì 

Về cơ bản, việc hiểu biết về tác dụng của kẽm với trẻ em là rất quan trọng với các bậc cha mẹ trong quá trình bổ sung dinh dưỡng cho con. Qua những thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp các phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của kẽm đối với sự phát triển của bé để bổ sung kẽm tốt hơn trong chế độ ăn uống của con. 

Tham khảo bài viết: Tác dụng củ nén với trẻ sơ sinh

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline