Thức ăn không tiêu hóa hết có nguy hiểm không? Do nguyên nhân nào

Đôi khi, bạn có thể nhận thấy thức ăn không tiêu hóa hết và lo lắng tự hỏi, liệu đường tiêu hoá có đang gặp tổn thương gì không? Cơ thể có đang hấp thu được dinh dưỡng?…

1/ Dấu hiệu thức ăn không tiêu hóa hết

thức ăn không tiêu hóa hết

Thức ăn không tiêu hóa hết sẽ sót lại trong phân ở dạng ban đầu, dạng sợi hay các mảnh vụn nhỏ. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu vùng bụng khác sau khi ăn. Ở mỗi người mà các triệu chứng này có thể khác nhau như: tiêu chảy, đau vùng thượng vị, đau quặn bụng, đau bụng âm ỉ…

2/ Tình trạng thức ăn không tiêu hóa hết có nguy hiểm không?

Đôi khi, bạn có thấy thức ăn không tiêu hóa hết. Đây thường là những mảnh chất xơ, thường không bị phân huỷ và hấp thu trong đường tiêu hoá do bạn ăn quá nhanh hoặc ăn quá nhiều chất xơ.

Tình trạng này thường không phải vấn đề nghiêm trọng, trừ khi nó kèm theo dấu hiệu bất thường khác như tiêu chảy kéo dài, thường xuyên đầy hơi, giảm cân không rõ nguyên nhân, thay đổi thói quen đi ngoài, phân sáng màu, sốt… Đây có thể là tình trạng kém hấp thu, xuất phát từ bệnh lý như:

  • Sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non (SIBO): đôi khi vi khuẩn trong ruột non phát triển quá mức và gây ra các vấn đề như tổn thương đường ruột, kém hấp thu, kém hấp thu chất béo và thiếu hụt vitamin
  • Vấn đề về tuyến tụy: tuyến tuỵ giải phóng enzym tiêu hoá chất béo và thức ăn. Khi tuyến tuỵ bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá bình thường
  • Bệnh celiac: là bệnh tự miễn trong đó cơ thể không tiêu hoá được gluten – một loại protein có trong lúa mì hay các loại ngũ cốc khác. Về lâu dài, đường ruột của người bệnh sẽ bị tổn thương và gặp khó khăn khi tiêu hoá thức ăn
  • Bệnh viêm ruột (IBD): bệnh Crohn, bệnh viêm loét đại tràng khiến ruột bị tổn thương, kém tiêu hoá và hấp thu thức ăn
  • Viêm đại tràng
  • Bệnh xơ nang
  • Không dung nạp Lactose: không phân huỷ được đường lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa

Khi thức ăn thường xuyên không được tiêu hoá hết, cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng và từ đó dẫn tới giảm cân, mệt mỏi, cáu gắt, đau đầu, tim đập nhanh…

3/ Các loại thực phẩm, thức ăn thường không tiêu hóa hết

thức ăn không tiêu hóa hết

Các thực phẩm thường không được tiêu hoá hết thường chứa nhiều chất xơ khó tiêu hoá như: ngô, các loại đậu, ngũ cốc, các loại hạt (hạt hướng dương, hạt lanh, hạt vừng…), rau củ có vỏ (ớt chuông, cà chua…), lá rau xanh, rau chân vịt, cần tây, quả mâm xôi, cà rốt, củ cải…

Ngô là thủ phạm khá phổ biến khiến thức ăn khó tiêu trong phân. Nguyên nhân do lớp vỏ ngoài của hạt ngô là cellulose – thành phần mà cơ thể không tiêu hoá được. Nếu nhìn thấy những thứ giống như hạt ngô trong phân thì rất có thể đây chỉ là lớp vỏ bên ngoài, đường tiêu hoá của chúng ta hoàn toàn có thể phá vỡ các thành phần dinh dưỡng bên trong.

4/ Cần làm gì khi ăn thức ăn không tiêu hóa được hết?

thức ăn không tiêu hóa hết

Thức ăn không được tiêu hoá hết nhưng không kèm theo bất thường sức khoẻ nào khác thường không phải tình trạng đáng lo ngại. Cơ thể không tiêu hoá được hết chất xơ – không có vai trò dinh dưỡng – và điều này không ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Bạn hãy chú ý ăn chậm và nhai kỹ hơn, chia chất xơ đều trong các bữa ăn để ít mảnh chất xơ xuất hiện hơn nhé!

Bên cạnh đó, bạn hãy thăm khám bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Thay đổi thói quen đại tiện, chẳng hạn như mất kiểm soát ruột
  • Tiêu chảy dai dẳng
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Máu trong phân
  • Sốt
  • Phân sáng màu
  • Mệt mỏi

Trong hầu hết các trường hợp, thức ăn không tiêu hóa hết thường không phải tình trạng lo ngại. Nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn khác. Vì vậy khi kèm theo bất thường nào khác kể trên, bạn nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra chi tiết nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.mayoclinic.org/undigested-food-in-stool/expert-answers/faq-20058093
  • https://www.webmd.com/digestive-disorders/what-to-know-about-undigested-food-in-stool
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/321755
  • https://www.healthline.com/health/undigested-food-in-stool

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline