Trẻ bị đau bụng từng cơn do nguyên nhân gì? Mẹ cần xử lý thế nào

Trẻ bị đau bụng từng cơn là hiện tượng phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong nhiều trường hợp, trẻ có biểu hiện của bệnh lý bình thường nhưng do không được điều trị sớm nên đã dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ lý giải tại sao bé bị đau bụng quặn từng cơn và gợi ý một số các xử lý để ba mẹ chăm sóc con tốt hơn.

1/ Trẻ bị đau bụng quặn từng cơn do nguyên nhân gì?

Thông thường, bé bị đau bụng từng cơn do bị táo bón gây ra. Đây là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ em. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nguyên do khác gây ra hiện tượng này ba mẹ nên biết để có cách chăm sóc phù hợp cho bé.

Do táo bón gây đau bụng

Theo những con số thống kê, có tới gần 50% trẻ bị đau bụng từng cơn là do bị táo bón. Trẻ nhỏ thường bị bị táo bón là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, uống ít nước, thức ăn không có chất xơ hay môi trường thay đổi… Khi bị táo bón, con sẽ có những biểu hiện cụ thể như chướng bụng, đầy hơi, nhăn mặt, mệt mỏi, khó chịu, thậm chí nặng hơn là phân có máu hoặc hậu môn bị nứt.

trẻ bị đau bụng từng cơn

Rối loạn tiêu hóa

Bị rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến trẻ con đau quặn bụng từng cơn.Trường hợp này xảy ra khi bé sử dụng kháng sinh làm hệ vi sinh mất cân bằng hoặc do chế độ ăn uống kém vệ sinh và ăn những loại đồ ăn không đảm bảo. Hậu quả là dẫn đến tiêu chảy, đau bụng và nhiễm khuẩn.

đau bụng do rối loạn tiêu hóa

Đau bụng giun

Hiện tượng trẻ bị đau bụng từng cơn quanh rốn cũng có thể do đau bụng giun. Đối tượng trẻ nhỏ thường có nhiều giun đũa. Trong quá trình siêu âm, có thể thấy giun đũa trong ống mật sẽ khiến con bị đau bụng, vã mồ hôi, quấy khóc và chổng mông khó chịu.

Ngộ độc thực phẩm

Ăn đồ ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn, trẻ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Kết quả gây tình trạng đau bụng từng cơn và nôn. Triệu chứng thường gặp khi bé bị ngộ độc là đi lỏng nhiều, đau quặn bụng, đi ngoài có máu.

trẻ bị đau bụng từng cơn

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa cũng là một trong các nguyên nhân khiến nhiều trẻ 3 tuổi bị đau bụng từng cơn. Trẻ gặp phải bệnh lý này có một số biểu hiện như buồn nôn, sốt nhẹ, đau hố chậu phải.

Các bé ít hơn 3 tuổi khi bị viêm ruột thừa sẽ khó chẩn đoán hơn vì các triệu chứng không rõ ràng. Đôi khi, trẻ chỉ nôn trớ, sốt nhẹ, da xanh, chướng bụng, khóc thét…khiến nhiều ba mẹ không biết nghĩ rằng con bị rối loạn thông thường.

Nhiễm khuẩn đường ruột

Biêu hiện khiến trẻ bị đau bụng từng cơn và nôn cũng có thể do nhiễm khuẩn đường ruột. Một số vi khuẩn như Shigella, Salmonella, E.Coli đã xâm nhập vào ruột và gây nên tình trạng đau quặn, chướng bụng, ăn không ngon, buồn nôn, tiêu chảy, co thắt. Trẻ em rơi vào trường hợp này thường do tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc do vi khuẩn đi theo đường ăn uống.

nhiễm khuẩn đường ruột khiến bé đau bụng

Hội chứng ruột kích thích

Khi gặp phải căn bệnh này, bé bị đau quặn bụng là dấu hiệu đầu tiên. Đây là loại bệnh rối loạn chức năng đại tràng có các triệu chứng phổ biến như đầy hơi, rối loạn đại tiện, chướng bụng…

Viêm loét dạ dày

Dù ít gặp, nhưng viêm loét dạ dày cũng có thể là nguyên nhân của trường hợp đau bụng từng hồi ở trẻ nhỏ. Bệnh này xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày phản ứng viêm với các tác nhân như H.pylori, một số thuốc làm tổn thương dạ dày… Khi mắc viêm loét dạ dày, bé sẽ thấy đau quặn bụng từng côn do dạ dày co thắt thường xuyên.

2/ Khi bé bị đau bụng quặn từng cơn nên làm gì

Ba mẹ nên xác định rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng đau quặn bụng xảy ra từng cơn ở trẻ để có những biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời. Trước hết, ba mẹ cần nhận biết các triệu chứng của con để phát hiện ra bé bị đau bụng do đâu. Ở nhiều trường hợp bé 6 tuổi bị đau bụng từng cơn chỉ đơn thuần do tiêu hóa, trong khi trẻ 2 tuổi bị đau bụng từng cơn lại do nguyên nhân nghiêm trọng hơn là nhiễm khuẩn đường ruột.

bé bị đau bụng từng cơn nên làm gì

Mẹo phòng ngừa đau bụng cho con

Để phòng tránh tình trạng trẻ bị đau bụng từng cơn, ba mẹ có thể tham khảo một số lưu ý sau:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống của trẻ lành mạnh, đúng khoa học
  • Thường xuyên bổ sung chất xơ vào thực đơn của con để ngăn ngừa nguy cơ táo bón
  • Luôn chuẩn bị và chế biến thực phẩm an toàn, sạch sẽ, tuyệt đối không để trẻ ăn thực phẩm bị hết hạn sử dụng, ôi thiu.
  • Cho trẻ ăn đủ bữa, ăn đúng giờ giấc
  • Bổ sung nước đầy đủ và thường xuyên hơn khi bé bị đau bụng
  • Cho con ngủ đủ giấc, để nâng cao sức khỏe

Ngoài ra, việc sử dụng men vi sinh cho trẻ cũng là một trong những giải pháp tốt nhất để con không bị rối loạn tiêu hóa, và đau quặn bụng. Với khả năng tăng cường hấp thu chất xơ và bổ sung lợi khuẩn, Simbiosistem bustine được nhiều bà mẹ tin dùng để giúp con cải thiện hệ tiêu hóa và tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

dùng men vi sinh cho con

Sản phẩm không chỉ giúp con cải thiện vi sinh đường ruột mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường ruột rất hiệu quả. Buona Simbiosistem đã được tổ chức uy tín hàng đầu thế giới DSMZ chứng minh an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cho trẻ sơ sinh bị đau bụng từng cơn và cả những trẻ lớn hơn.

Đưa bé đi khám khi đau bụng không thuyên giảm

Với những biểu hiện bị đau bụng từng cơn kèm theo một số triệu chứng dưới đây, tốt nhất là bạn nên đưa con đi khám ngay để tránh gây ra những nguy hiểm khôn lường:

  • Đau quặn bụng, đau đữ dội
  • Nôn, chất nôn có màu đen, xanh
  • Sốt
  • Mệt mỏi, khóc thét
  • Chướng bụng, không đi ngoài được hoặc đi ngoài phân đen/ có máu
  • Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt

trẻ bị đau bụng từng cơn

Trẻ bị đau bụng từng cơn thường do nguyên nhân bệnh lý thông thường, không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị phù hợp, tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến con gặp phải rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp ba mẹ hiểu được hiện tượng bé đau quặn bụng và biết cách chăm sóc bé phù hợp hơn.

Tham khảo thêm:

Trẻ bị đau bụng sau khi ăn là do đâu?

Trẻ bị sốt và chướng bụng nguyên nhân là gì?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline