Trẻ bị sưng 1 bên má trái do mắc bệnh gì? Có nguy hiểm không

Trẻ bị sưng 1 bên má trái hoặc má phải không phải là hiện tượng hiếm gặp. Hiện tượng này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự nắm rõ tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến tình trạng bé bị sưng 1 bên má trái và cách xử lý nếu gặp phải trường hợp này.

1/ Trẻ bị sưng 1 bên má trái là bệnh gì?

Triệu chứng bị sưng một bên má trái và không đau có thể xuất phát từ nguyên nhân như viêm tuyến nước bọt mang tai cấp. Tình trạng này xảy ra cũng có thể do bé mắc bệnh quai bị, viêm tuyến mang tai, viêm khớp thái dương hàm.

Bệnh viêm khớp thái dương hàm

Còn được gọi là rối loạn khớp thái dương hàm, bệnh viêm khớp thái dương hàm là loại bệnh rối loạn ở khớp hàm và các cơ mặt xung quanh gây nên tình trạng co thắt cơ, làm mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ. Do đó, chức năng của khớp thái dương hàm suy giảm và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trẻ bị sưng 1 bên má trái không đau có thể là một dấu hiệu cho thấy con đang mắc bệnh lý này.

trẻ bị sưng 1 bên má trái

Trẻ bị sưng 1 bên má trái do bệnh quai bị

Do một loại siêu vi Paramyxoviridae gây ra, bệnh quai bị là loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan cao. Loại virus này có thể di chuyển trong không khí khi người bệnh ho và hắt hơi. Bé bị sưng 1 bên má trái mắc bệnh quai bị là điều rất dễ xảy ra khi con thường có thói quen chạm vào các đồ vật xung quanh, những bề mặt mà có thể đang chứa virus gây bệnh quai bị.

Quai bị có triệu chứng phổ biến nhất là sưng 1 bên má và có thể ở một hoặc cả hai bên cổ. Đây là một loại bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người trẻ tuổi. Bệnh này có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm chủng.

Mắc bệnh viêm tuyến mang tai

Mắc bệnh viêm tuyến mang tai cũng có thể khiến trẻ bị sưng 1 bên má trái. Bệnh này thường gặp vào mùa đông xuân và có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài đau một bên má trái, trẻ còn có thể bị đau ở dưới hàm 1 hoặc hai bên, nóng và đỏ tại chỗ. Bên cạnh đó, toàn thân có thể bị sốt và cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.

bệnh viêm tuyến mang tai

Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến mang tai:

  • Virus: Virus nhóm Paramyxo có thể lây lan qua đường hô hấp gây ra bệnh viêm tuyến mang tai ở trẻ nhỏ và thiếu niên. Căn bệnh này có thể gây nên tổn thương như viêm tụy, viêm não, viêm tinh hoàn/ buồng trứng
  • Vi khuẩn Staphylococcus lây truyền theo đường tiếp cận trực tiếp
  • Do dị ứng khi dùng một số loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc hóa trị liệu…
  • Nguyên nhân khác: lao, nhiễm nấm, nhiễm độc,…

2/ Khi trẻ bị sưng 1 bên má trái có sao không

Tình trạng này là điều mà ba mẹ đều không mong muốn. Dù bệnh này thường lành tính sau khoảng 1 tuần khi tuyến mang tai giảm đau, bệnh nhân giảm dần các triệu chứng. Thế nhưng, cũng có những trường hợp trẻ bị sưng 1 bên má trái do các nguyên nhân trên khiến tuyến dưới hàm sưng to gây phù trước xương ức gây nên tình trạng bị khó thở và khó nuốt. 

Ở một số trường hợp, bé bị sưng 1 bên má có thể gặp phải những rủi cho như sau:

trẻ bị sưng 1 bên má trái

  • Viêm tinh hoàn: Tình trạng này có thể xảy ra khi bé mắc bệnh quai bị, nhất là đối với trẻ ở tuổi dậy thì. Sau khi bị sưng tuyến mang tai, tình trạng viêm tinh hoàn có thể xuất hiện sau đó 1-2 tuần. Triệu chứng của loại bệnh này là người bệnh bị sốt cao, rét run, buồn nôn, nhức đầu. Tinh hoàn có thể bị sưng đau và to gấp 3-4 lần bình thường, phải trải qua 4-5 ngày, bệnh nhân mới hết sốt và khoảng 2 tuần tinh hoàn mới hết sưng.
  • Viêm não: Trẻ bị sưng 1 bên má trái cũng có thể gặp nguy cơ bị viêm não với các biểu hiện như đau đầu, sốt cao, co giật, cứng cổ, rối loạn ý thức. Có khoảng 1 đến 10% trẻ bị quai bị có nguy cơ mắc bệnh viêm não này
  • Viêm tụy cấp: Trẻ có thể bị viêm tụy cấp khi sốt trở lại, đầy bụng, chán ăn , buồn nôn, tiêu chảy khi bị sưng 1 bên má trái.
  • Nguy hiểm khác có thể gặp: viêm cơ tim, viêm đa khớp, viêm phổi, viêm tuyến giáp bán cấp

3/ Cần làm gì khi bé bị sưng 1 bên má trái

Khi thấy trẻ bị sưng 1 bên má trái, tốt nhất là ba mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị theo phương thức tốt nhất . Ở trường hợp bé mắc bệnh quai bị – loại bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, ba mẹ cần kết hợp thêm các cách chăm sóc cơ thể bé để con sớm hồi phục cơ thể. Chú ý một số điều dưới đây khi chăm sóc trẻ bị sưng má:

trẻ bị sưng 1 bên má trái

  • Nên cách ly trẻ bị sưng vì nếu mắc bệnh quai bị, bệnh này sẽ dễ lây lan rất nhanh nếu không được cách ly
  • Không cho trẻ dùng chung các vật dụng với gia đình như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng
  • Có thể sử dụng khăn ấm để lau người cho trẻ và chườm ở bên má trái bị sưng nhằm giúp trẻ giảm đau tốt hơn
  • Chú ý không bôi vôi, đắp lá vào vùng da bị sưng vì có thể khiến da bị bỏng và làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm. 
  • Bổ sung nhiều nước, nước hoa quả, sữa cho trẻ, đồng thời cũng nên chuẩn bị cho trẻ những đồ ăn vặt dễ suốt như súp, cháo…
  • Không để trẻ chạy nhảy nô đùa quá nhiều vì sẽ khiến những biến chứng trở nên tồi tệ hơn
  • Hãy cho bé thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu bé có các triệu chứng nguy hiểm như co giật, đau đầu, lơ mơ, buồn nôn, mắt và tai có bất thường…

Nhìn chung, trẻ bị sưng 1 bên má trái không phải là hiện tượng hiếm gặp. Mặc dù không phải là ác tính nhưng nguyên nhân gây nên triệu chứng này cũng rất đáng lo ngại và ba mẹ không nên chủ quan. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết cách chăm sóc và điều trị cho bé bị sưng 1 bên má trái sao cho phù hợp và tốt nhất.

Tham khảo thêm: Cách chữa quai bị bằng mật ong đơn giản hiệu quả ngay tại nhà

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline