Trẻ bị suyễn có nên nằm máy lạnh và các lưu ý khi sử dụng

Hen suyễn là bệnh dị ứng mà tác nhân khởi phát đến từ môi trường sống như nhiệt độ, lông thú cưng, môi trường ô nhiễm… Và trẻ bị suyễn có nên nằm máy lạnh không là thắc mắc của nhiều cha mẹ. Vậy 2 điều này có mối liên hệ gì với nhau? Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.

1/ Trẻ bị hen suyễn có nên nằm máy lạnh không?

Trẻ bị suyễn có nên nằm máy lạnh

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được đầy đủ về các nguyên nhân gây suyễn ở trẻ do hệ miễn dịch của bé còn rất nhạy cảm và chưa hoàn thiện.

Các yếu tố kích hoạt cơn suyễn có thể đến từ: di truyền, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, thay đổi thời tiết, không khí lạnh, nhiễm virus, lông thú cưng, phấn hoa…

Do đó, trẻ bị hen suyễn có nên nằm máy lạnh không thì câu trả lời là mẹ vẫn có thể cho bé nằm máy lạnh nhưng nên hạn chế và cần sử dụng một cách thật cẩn thận, khoa học hơn. Bởi sử dụng điều hoà không đúng cách, với sự thay đổi nhiệt độ lạnh đột ngột, không vệ sinh định kỳ hay để luồng gió thổi trực tiếp vào người trẻ cũng có thể kích thích làm khởi phát cơn suyễn.

Trẻ có thể bị suyễn, với các triệu chứng như ho thường xuyên và liên tục, thở ra có tiếng rít, khò khè, tắc nghẽn hoặc tức ngực… nếu sử dụng điều hoà không đúng cách.

2/ Trẻ hen suyễn dùng điều hòa cần lưu ý gì?

Trẻ bị suyễn có nên nằm máy lạnh

Ba mẹ nên cân nhắc và sử dụng máy lạnh đúng cách khi nhà có trẻ bị suyễn để tránh làm kích hoạt cơn ho suyễn ở bé. Sẽ có nhiều điều mà chúng ta nên lưu ý.

Trước hết, mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ sao cho nhiệt độ phòng dao động khoảng 26-27 độ C và ban đầu không nên chênh lệch quá 4-5 độ so với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Tránh để luồng gió điều hoà thổi thẳng vào nơi bé nằm.

Sử dụng điều hoà cũng làm giảm độ ẩm trong phòng và khiến mũi bé bị khô, thiếu đi lớp chất nhầy dưỡng ẩm, bảo vệ. Do đó, mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước sạch trong phòng để cân bằng lại độ ẩm cần thiết.

Nếu bé mới ở đi ngoài trời nắng về, nhiều mồ hôi. Mẹ nên lau bớt mồ hôi và cho bé ngồi ở ngoài một lúc trước khi vào phòng có điều hoà ngay. Hay lúc bé ra khỏi phòng, nên mở cửa phòng và để bé đứng ở cửa vài phút thích nghi dần với nhiệt độ xung quanh trước khi bước ra ngoài. Cũng như hạn chế để bé đi ra, đi vào giữa 2 nơi có nhiệt độ chênh lệch. Những điều này sẽ hạn chế nhiệt độ thay đổi đột ngột và làm bé dễ bị ho, cảm lạnh.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh để bé ngồi trong phòng điều hoà quá 4 giờ liền. Thay vào đó, nên để trẻ được tiếp xúc với không khí tự nhiên bên ngoài bằng cách đi ra ngoài hoặc có những khoảng thời gian mở cửa để luồng không khí được lưu thông.

Vệ sinh điều hoà định kỳ

Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng điều hoà khi gia đình có bé bị hen suyễn. Nhưng hãy sử dụng đúng cách và vệ sinh điều hoà thường xuyên để ngăn bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc tích tụ và có thể kích hoạt cơn ho suyễn ở bé mẹ nhé!

3/ Chăm sóc trẻ hen suyễn sau khi dùng máy lạnh thế nào?

Trẻ dễ bị khô mũi khi dùng điều hoà. Do đó mẹ nên nhỏ mũi cho bé với nước muối sinh lý để cấp ẩm, làm sạch và giảm nghẹt mũi cho bé nếu có. Đồng thời cho bé uống đủ nước, nhất là khi thời tiết nóng bức để tránh bé bị thiếu nước.

Để hiệu quả cấp ẩm và bảo vệ niêm mạc mũi cho bé được hiệu quả hơn, mẹ nên nhỏ mũi cho bé cùng nước muối sinh lý có bổ sung thêm thành phần dưỡng ẩm như ectoin. Ectoin là một axit amin được tìm thấy trong các vi sinh vật ái cực (vi sinh vật sống được trong các môi trường cực kỳ khắc nghiệt), có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi và bảo vệ niêm mạc mũi trước các tác nhân gây dị ứng.

Bên cạnh việc nhỏ mũi cho bé, mẹ nên đắp cho bé một chiếc chăn mỏng để che kín vùng bụng và chọn quần áo thấm hút mồ hôi tốt, thoải mái.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị suyễn có nên nằm máy lạnh. Hy vọng mẹ đã có thêm cho mình những kinh nghiệm chăm sóc bé bị suyễn hữu ích. Mẹ cũng lưu ý cho bé đi khám bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng (khó thở, co thắt ngực…) hoặc sau nhiều ngày không có dấu hiệu cải thiện.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline