Trẻ nhịn tiêu gây táo bón. Ba mẹ phải làm sao khắc phục?

Trẻ nhịn tiêu gây táo bón, khiến táo bón nặng hơn và trẻ lại càng sợ đi ngoài, trở thành một vòng tròn luẩn quẩn khó khắc phục. Thói quen này thường ảnh hưởng tới quá trình tiêu hoá của trẻ nhiều hơn chúng ta nghĩ.

1. Hậu quả khi trẻ nhịn tiêu gây táo bón

Trẻ nhịn tiêu gây táo bón

Trẻ nhịn tiêu gây táo bón có thể là nguyên nhân và cũng có thể là hậu quả của táo bón, khiến táo bón nặng hơn. Thông thường, khi thức ăn di chuyển qua ruột già, ruột già sẽ tái hấp thu nước trong khi tạo ra phân. Chuyển động cơ co thắt đẩy phân về phía trực tràng. Và khi tới trực tràng cũng là lúc phần lớn nước trong phân đã được hấp thụ, phân vào khuôn, rắn chắc hơn.

Tuy nhiên, khi nhịn đi ngoài thì thời gian phân ở trong ruột già lâu hơn, đại tràng hấp thu quá nhiều nước khiến phân trở nên khô cứng. Điều này lâu dài sẽ khiến tình trạng táo của trẻ trở nên tồi tệ hơn, có thể gây kích ứng, làm rách niêm mạc hâu môn, trẻ sợ, theo thời gian đại tràng sẽ khó cảm nhận được rằng phân đang ở đó, làm giảm thậm chí là mất phản xạ đi ngoài.

2. Dấu hiệu trẻ nhịn tiêu

Mẹ cần phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ nhịn đi tiêu: chân duỗi thẳng, căng cứng hoặc bắt chéo 2 chân, nhíu các ngón chân và nhón gót; trẻ có thể khóc đỏ mặt, bấu chặt vào cha mẹ hay đồ vật. Lúc này, mẹ hãy nhẹ nhàng động viên, an ủi để giúp bé biết rằng đã tới lúc cần đi vệ sinh, tâm sự với bé để hiểu vì sao con lại có thói quen này và hướng dẫn con cách xử trí thế nào về việc đi ngoài.

3. Trẻ nhịn tiêu gây táo bón phải làm sao?

Trẻ nhịn tiêu gây táo bón

Khi trẻ nhịn tiêu gây táo bón, nếu chỉ loại bỏ các nguyên nhân gây táo, chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn thêm nhiều rau xanh một cách đơn thuần thì hiệu quả rất chậm hoặc không thấy hiệu quả. Song song với đó, mẹ sẽ cần tới sự hỗ trợ của thuốc nhuận tràng để làm mềm phân cho trẻ, loại bỏ phân cứng ứ đọng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

PEGinpol trị táo cho bé

Mẹ có thể tham khảo sử dụng Bột nhuận tràng PEGinpol Macrogol 3350 cho trẻ. PEGinpol chứa Macrogol 3350 dạng bột pha hỗn dịch. Được Hiệp Hội Nhi khoa, Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Châu Âu, Châu Mỹ và Viện chăm sóc sức khỏe NICE – UK khuyến nghị là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón chức năng ở trẻ em nhờ hiệu quả, an toàn và dễ sử dụng.

Ngoài ra, chế độ ăn uống và lối sống của trẻ cũng cần được chú ý:

  • Bổ sung thêm chất xơ (trái cây, rau quả)
  • Cho trẻ uống đủ nước
  • Hạn chế đồ ăn nhanh và đồ ăn vặt thường chứa nhiều chất béo
  • Hạn chế đồ uống có cafein (cà phê, soda, trà…)
  • Thiết lập lịch trình ăn đều đặn
  • Tập đi vệ sinh cho trẻ vào các khung giờ cố định trong ngày, ít nhất 5 – 10 phút dù trẻ có ra phân hay không hoặc trẻ đã đi vệ sinh trước đó. Nên tập sau ăn tối 20 – 30 phút. Có thể sử dụng phần thưởng để làm trẻ vui vẻ, như các miếng dán sticker theo ngày để trẻ thấy được sự tiến bộ
  • Với trẻ > 1 tuổi, uống sữa không quá 500ml/ngày
  • Khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục nhiều hơn
  • Nên khen ngợi trẻ vì đã lắng nghe cơ thể mình, biết khi nào cơ thể cần đi vệ sinh

Trẻ nhịn tiêu gây táo bón thường gặp ở trẻ mới biết đi khi con chưa biết tập đi vệ sinh, hoặc trẻ trong giai đoạn đi học sợ dùng nhà vệ sinh ở trường. Do đó, bên cạnh việc kiên nhẫn đồng hành trị táo cùng con, mẹ cũng hãy làm rõ để loại bỏ nguyên nhân nhé.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/constipation-in-children
  • https://childrensmd.org/browse-by-age-group/toddler-pre-school/child-will-poop-pull-potty/

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline