Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày phải làm sao nhanh khỏi?

Phụ huynh thường “đứng ngồi không yên” khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày bởi chúng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé mà còn khiến bé không thể phát triển một cách toàn diện ngay trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Cùng tìm hiểu về hiện tượng này cũng như những nguyên nhân gây ra để có những giải pháp điều trị hiệu quả thông qua bài viết sau đây.

1/ Hiện tượng trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày

Tình trạng trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày là hiện tượng trong mũi có sự xuất hiện bất thường của mật độ chất nhầy ở khoang mũi khiến bé bị chảy nước mũi, sổ mũi và tạo nên những âm thanh nặng mỗi khi bé thở. 

Đó cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi “Khịt mũi là gì?” bởi những âm thanh khụt khịt này thường phát ra khi hệ hô hấp của bé đang gặp vấn đề. Mẹ có thể nghe những tiếng khụt khịt này rõ ràng khi bé thức, đang bú mẹ hoặc vô thức trong khi bé ngủ. Tùy vào tình trạng bị khụt khịt mũi mà các bé có thể bị chảy nước mũi, ho sốt kèm theo.

trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày

Mẹ có thể nghe thấy tiếng khụt khịt ngay cả khi bé ngủ

Thông thường khi trẻ cảm lạnh, cảm cúm do virus, trẻ sơ sinh bị xịt mũi chỉ trong thời gian ngắn khoảng từ 5-7 ngày nếu được chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách. Nhưng nếu khụt khịt mũi diễn ra lâu ngày hơn, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện để được điều trị hiệu quả nhất, tránh những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

2/ Nguyên nhân trẻ khụt khịt mũi lâu ngày

Bố mẹ nên đặc biệt chú ý đến những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày để có những biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

  • Do cảm lạnh, cảm cúm

Tình trạng khụt khịt do cảm cúm không chỉ xảy ra người lớn mà còn rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lúc này, khi cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc do virus cảm cúm xâm nhập, mũi sẽ tiết ra các dịch nhầy gây ra tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi khiến những tiếng khụt khịt nặng nề sẽ được phát ra.

  • Do dị ứng

Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày do dị ứng là khi cơ thể trẻ gặp trường hợp như thay đổi thời tiết đột ngột, không khí xung quanh ô nhiễm, lông động vật, phấn hoa … sẽ hình thành nên hiện tượng khụt khịt ở trẻ. Đây là phản ứng rất bình thường của cơ thể để chống lại những tác động, kích ứng từ môi trường xung quanh. 

Ngoài khụt khịt, bé có thể bị đỏ mắt, ngứa ngáy mũi và hắt hơi liên tục.

trẻ khụt khịt mũi

Khi trẻ khụt khịt mũi thường rất khó chịu khiến trẻ quấy khóc nhiều

  • Do cấu tạo mũi trẻ sơ sinh

Nhiều trẻ sơ sinh khi sinh ra có cấu tạo mũi không phát triển bình thường (vách ngăn bị lệch hoặc không có vách ngăn…) hoặc có các dị vật trong mũi trẻ khiến bé không thể hô hấp giống như những người khác. Điều này khi không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới quá trình thở của bé, gây ra những khó khăn nhất định không chỉ dừng lại ở khụt khịt mũi mà còn làm mất khứu giác, vị giác của trẻ.

  • Do ngạt mũi trẻ sơ sinh

Một nguyên nhân nữa khiến trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày là do ngạt mũi trẻ sơ sinh. Đó là các chất nhầy có trong mũi trẻ khi ở trong bụng mẹ không được làm sạch gây cản trở hô hấp của bé, khiến bé chảy nước mũi, khò khè lâu ngày không khỏi.

Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân khiến bé khụt khịt mũi tuy nhiên đối với những trường hợp như bé bị cảm lạnh, cảm cúm, mẹ không cần phải quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ kết thúc sau khoảng 1 tuần và bé sẽ khỏe lại.

Đối với trường hợp xảy ra trong thời gian dài, bố mẹ nên đặc biệt quan tâm và không nên bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào của con để tránh cho con những bệnh nguy hiểm, khó chữa đối với hệ hô hấp còn non nớt của trẻ.

3/ Trẻ bị khụt khịt mũi phải làm sao?

Có rất nhiều cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi hiệu quả và an toàn mà phụ huynh có thể tham khảo để bé nhanh khỏi. Cụ thể:

  • Vệ sinh mũi cho trẻ

Rửa mũi cho trẻ chính là một câu trả lời tuyệt vời cho vấn đề trẻ bị khụt khịt mũi lâu ngày phải làm sao. Mẹ nên vệ sinh mũi cho con nhẹ nhàng để giúp con không cảm thấy ngứa mũi, đồng thời giảm thiểu các chất nhầy khó chịu gây ra tình trạng khụt khịt ở trẻ.

Mẹ nên chú ý cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách theo tần suất 2 lần/ngày bằng nước muối sinh lý khi trẻ đang khụt khịt. Còn đối với trẻ có hệ hô hấp khỏe mạnh, bình thường, mẹ cũng nên vệ sinh mũi cho trẻ 2-3 lần/ tuần để giúp bé có thể thở dễ dàng hơn, loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn trong mũi hiệu quả, phòng chống các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ.

Nước muối ưu trương Nebial 3% dạng ống là sản phẩm được khuyến khích nên sử dụng cho trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày bởi sự an toàn tuyệt đối trong quá trình trị các bệnh liên quan đến bệnh về đường hô hấp. Được nhập khẩu 100% tại Italy, không phải ngẫu nhiên mà Nebial 3% lại được nhiều phụ huynh tin dùng cho bé yêu nhà mình đến như vậy.

trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày

Nước muối ưu trương Nebial 3% an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Giữ ấm cho trẻ

Điều này đặc biệt khuyến khích trong những ngày thời tiết giao mùa, bé cần được giữ ấm cơ thể ở lòng bàn chân và phần ngực cổ. Mẹ có thể xoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân cho bé giúp bé cảm thấy dễ chịu và ấm áp hơn. Tuy nhiên, vẫn nên chú ý đảm bảo bé mặc đồ thoáng khí, không quá dày để ngăn ngừa tình trạng bé bị bí, toát nhiều mồ hôi, dễ dàng nhiễm lạnh.

  • Cho bé bú nhiều hơn

Khi cơ thể của trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày sẽ rất mệt mỏi, bé có thể kèm theo các triệu chứng như chán ăn, quấy khóc. Vì vậy mẹ nên chia nhỏ các lần bú để bé dễ dàng hấp thu hơn.

Ngoài ra trong sữa mẹ có rất nhiều vitamin và dưỡng chất bổ sung hoàn hảo cho sức đề kháng của bé tránh khỏi những căn bệnh về đường hô hấp hiệu quả.

  • Vệ sinh nơi ở cho trẻ

Bố mẹ nên thường xuyên giặt, thay ga chăn màn, không nuôi chó mèo để bảo vệ hệ hô hấp của trẻ.

  • Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên môn

Trong trường hợp bé khụt khịt mũi lâu ngày không khỏi, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời. Bố mẹ không nên tự ý cho con sử dụng các loại thuốc bởi không những khiến tình trạng của con không thuyên giảm mà còn có thể khiến nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày

Bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có cách điều trị dứt điểm tình trạng bé khụt khịt mãi không khỏi

Hi vọng những thông tin về trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi lâu ngày sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe bé yêu của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được giải đáp trong thời gian sớm nhất!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline