Trẻ sơ sinh bị nôn vọt do nguyên gì? Cha mẹ cần xử lý thế nào

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt xảy ra có thể đi kèm các biểu hiện nguy hiểm như sốt cao, quấy khóc, thậm chí là nôn ra máu và tiêu chảy. Ba mẹ cần phân biệt rõ liệu con mình đang bị nôn trớ thông thường hay bị nôn vọt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này, từ đó có những cách xử lý phù hợp.

1/ Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nôn vọt

Hiện tượng nôn vọt là khi trẻ sơ sinh nôn ra một lượng lớn thức ăn thành vòi và không thể tự kiểm soát. Nôn vọt thường xảy ra do rối loạn sẽ gây mất nước. Theo thường lệ, rối loạn tương đối vô hại, nhưng đôi khi trẻ sơ sinh nôn vọt là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng như tắc trong dạ dày, hoặc ruột hoặc tăng huyết áp trong hộp sọ (vấn đề về não và màng não).

trẻ sơ sinh bị nôn vọt

 

Tất nhiên những trường hợp nguy hiểm ở trẻ sẽ được báo hiệu cùng với các triệu chứng và đặc điểm sau đây:

  • Trẻ thờ ơ và bơ phờ
  • Khó chịu, cáu kỉnh, cứng cổ, đau đầu dữ dội
  • Sốt, đau bụng sưng tấy
  • Nôn liên tục
  • Phân có máu

2/ Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay nôn vọt

Đối với trẻ sơ sinh bị nôn vọt, nguyên nhân không đơn thuần như của tình trạng nôn trớ. Hiện tượng nôn vọt (vọt ra thành vòi) dường như nghiêm trọng hơn vì vấn đề có thể liên quan đến các bệnh về não và đường tiêu hóa.

nguyên nhân trẻ bị nôn vọt

DỊ DẠNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Trẻ bị nôn trớ nhiều lần có thể do đường tiêu hóa bị dị dạng. Cụ thể là một số nguy cơ sau:

  • Thực quản teo hẹp: Thường thấy ở trẻ sơ sinh được 1 tháng tuổi. Khi đó, trẻ vừa bú đã bị sặc và nôn vọt ngay bởi thức ăn không kịp xuống đường tiêu hóa do bị teo hẹp thực quản
  • Tá tràng, ruột non bị hẹp: Dấu hiệu này cũng thường bắt gặp ở giai đoạn trẻ sơ sinh. Khi thức ăn không kịp di chuyển xuống cuối đường tiêu hóa, trẻ sẽ nôn sau khi ăn được 3 tiếng và bé nôn trớ nhiều lần cho đến khi hết.
  • Phi đại cơ môn vị ở cuối dạ dày: Ở tình trạng này, cơ sẽ co bóp thường xuyên gây ra hiện tượng nôn trớ sau khi ăn được 1-2 tiếng.
  • Phình đại tràng bẩm sinh: Đây cũng là nguyên nhân có thể khiến trẻ sơ sinh bị nôn vọt vì đoạn cuối ống tiêu hóa không có thần kinh co bóp, nếu kéo dài sẽ phình to do phân bị tắc lại.

BỆNH LÝ VỀ NÃO

  • Viêm não: Viêm màng não/ viêm não có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh này, bé có nguy cơ bị sốt, nôn vọt phun như vòi và sau đó là mất tri giác
  • Xuất huyến não/ màng não: Bệnh xảy ra khi trẻ thiếu vitamin K. Nếu mắc loại bệnh lý này, bé có thể gặp những triệu chứng như da nhợt nhạt, ngủ li bì, thóp phồng và nôn vọt.
  • Ngoài ra, trẻ bị nôn trớ nhiều lần còn có thể do tai biến mạch máu não. Ngoài biểu hiện nôn, con còn có những dấu hiệu thiếu máu khác như da môi xanh xao, hôn mê…

bệnh lý về não

NHIỄM VIRUS ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Đường tiêu hóa gặp phải virus gây tiêu chảy kèm sốt cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị nôn trớ thậm chí nặng hơn là nôn vọt. Loại bệnh này thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

VIÊM DẠ DÀY RUỘT

Viêm dạ dày ruột là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh lý này xảy ra do các vi sinh vật có hại xâm nhập vào dạ dày. Trẻ sơ sinh thường có thói quen đưa các đồ vật vào miệng, điều này khiến các virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể chúng. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị viêm dạ dày ruột do tiêu thụ thức ăn chứa vi khuẩn gây hại.

Khi đó, hiện tượng trẻ sơ sinh bị nôn vọt xảy ra liên tục để loại bỏ chất gây độc hại.

trẻ sơ sinh bị nôn vọt

3/ Cách xử lý tình trạng nôn vọt ở trẻ sơ sinh

Mất nước là một tác dụng phụ phổ biến của tình trạng nôn trớ và nôn vọt. Nó xảy ra khi cơ thể của bé mất nhiều chất lỏng hơn lượng chất hấp thu vào cơ thể. Tình trạng này sẽ làm đảo lộn sự cân bằng của muối và đường và làm nó không thể hoạt động bình thường. Do đó, điều quan trọng nhất trong việc xử lý nôn vọt ở trẻ sơ sinh là bù nước cho con.

ĐỂ DẠ DÀY NGHỈ NGƠI

Khi giảm tối đa nguy cơ bị nôn vọt tiếp, ba mẹ không nên cho trẻ ăn uống trong vòng 30-60 phút sau khi nôn. Bằng cách này, dạ dày có thời gian để hồi phục và hoạt động bình thường trở lại.

MẸO BỔ SUNG CHẤT LỎNG

Sau khi trẻ sơ sinh bị nôn vọt, chờ đến khi con đang dần hồi phục để cho bé uống nước. Tuy nhiên, cũng không nên ép trẻ uống nếu con vẫn cảm thấy không khỏe. Hãy cho bé uống một lượng nước nhỏ cứ sau 5-10 phút. Có thể dùng muỗng cà phê thay cho cốc để truyền chất lỏng vào cơ thể bé dễ dàng hơn.

bổ sung chất lỏng

  • Chú ý dùng nước/ chất lỏng trong suốt và không có ga
  • Nếu bé không nuốt được chất lỏng, hãy cho trẻ ăn trái cây
  • Có thể dùng dung dịch bù nước bằng đường uống nếu con bị mất nước do bé nôn trớ nhiều lần trong ngày. Chú ý dùng loại dung dịch cho trẻ em

CHUẨN BỊ THỨC ĂN

Nếu con bạn đói và đòi ăn, hãy thử cho bé ăn một lượng nhỏ thức ăn nhạt. Ví dụ như bánh quy giòn, ngũ cốc khô, gạo hoặc mì. Tránh cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc nhiều gia vị trong vài ngày để trẻ hồi phục nhanh hơn.

DÙNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Simbiosistem Bustine là một loại men vi sinh hỗ trợ cải thiện vi sinh đưỡng ruột và làm giảm chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả ở trẻ nhỏ. Khi trẻ sơ sinh bị nôn vọt do rối loạn đường tiêu hóa hay đầy bụng khó tiêu, ba mẹ có thể tham khảo sử dụng sản phẩm này. Buona Simbiosistem Bustine được sản xuất theo tiêu chuẩn khép kín tại Ý, đạt chuẩn GMP được các bác sĩ chuyên khoa tại châu Âu đánh giá rất cao về hiệu quả đem lại.

dùng thực phẩm chức năng

KHI NÀO NÊN ĐƯA BÉ GẶP BÁC SĨ

Hãy đưa trẻ sơ sinh bị nôn vọt đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu con có những dấu hiệu như sau:

  • Sốt
  • Nôn ra máu
  • Chất nôn màu xanh lá cây (chứa mật)
  • Đau bụng quằn quại
  • Nôn vọt rất mạnh
  • Tiêu chảy ra máu

Một số triệu chứng mất nước:

  • Thờ ơ, không đi tiêu trong 6-8 giờ
  • Không chịu uống chất lỏng trong 6-8 giờ
  • Khô miệng, mắt trũng sâu

trẻ sơ sinh bị nôn vọt

Trẻ sơ sinh bị nôn vọt không phải hiện tượng hiếm gặp ba mẹ không nên chủ quan. Mặc dù trẻ nôn trớ nhiều lần vẫn thường xảy ra do sinh lý bình thường, chế độ ăn uống không phù hợp, song bạn vẫn cần theo dõi các biểu hiện của trẻ một cách cẩn trọng. Nếu thấy bé có những dấu hiệu bất thường khi trẻ bị nôn trớ liên tục, cần đưa con đến bệnh viện ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline