Trẻ thừa kẽm thường có dấu hiệu gì? Đây là thắc mắc của hầu hết tất cả những bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc và bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ. Việc tìm hiểu về thừa kẽm ở trẻ là rất quan trọng để tránh những rủi ro sức khỏe cho bé. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin chi tiết sau để hiểu rõ hơn về dư kẽm ở trẻ nhỏ sẽ như thế nào.
1/ Dấu hiệu trẻ thừa kẽm
Khi trẻ thừa kẽm thường có những biểu hiện gì? Không quá khó để nhận ra những dấu hiệu thừa kẽm ở trẻ nhỏ. Dựa vào một số dấu hiệu thừa kẽm dưới đây, bạn có thể nhận ra bé thừa kẽm hay không.
- Đau bụng, tiêu chảy: Đây là dấu hiệu phổ biến đầu tiên cho thấy trẻ bị dư kẽm. Theo nhiều nghiên cứu, có khoảng 20% trẻ có vấn đề về tiêu hóa sẽ thường mắc loại bệnh này.
- Buồn nôn và ợ hơi: Là 2 trong nhiều biểu hiện dễ nhận biết nhất, thường xảy ra khi trẻ bổ sung nhiều hơn 15 mg kẽm/ngày. Đây là phản ứng tự nhiên ở trẻ nhằm loại bỏ kẽm ra khỏi cơ thể.
- Đắng miệng: Một trong những biểu hiện phổ biến ở trẻ thừa kẽm là đắng miệng, mất vị giác, dẫn đến tình trạng chán ăn, bỏ ăn, biếng ăn ở trẻ nhỏ. Khi thấy bé đột ngột bỏ ăn, quấy khóc khi ăn, cha mẹ hãy lưu tâm đến lượng kẽm cung cấp mỗi ngày cho bé.
- Có biểu hiện giống như bệnh cúm: Khi trẻ mắc bệnh cúm thường có các biểu hiện như sốt, ho, đau đầu, tuy nhiên, cha mẹ cần cân nhắc xem liệu đây có phải triệu chứng dư thừa kẽm ở trẻ nhỏ hay không.
- Trẻ hay ốm vặt: do chức năng miễn dịch bị rối loạn khi dư thừa kẽm, cơ thể trẻ trở nên yếu ớt và dễ mắc các bệnh liên quan đến thời tiết như ốm vặt, ho sổ mũi…
- Thiếu đồng: Đồng là chất cạnh tranh với kẽm trong đường ruột, do đó, khi bé dư thừa kẽm sẽ khiến cơ thể thiếu đồng, từ đó gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, giảm bạch cầu và thiếu máu nội bào.
2/ Khi trẻ bị dư thừa kẽm có sao không
Trẻ thừa kẽm có sao không? Chắc chắn có bởi kẽm đóng vai trò quan trọng với sự phát triển trí não và thể chất ở trẻ nhỏ. Trẻ có nguy cơ ngộ độc nếu bổ sung quá nhiều kẽm trong một ngày.
Nếu tình trạng dư thừa kém kéo dài mà cha mẹ không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch do nồng độ cholesterol sụt giảm. Khi bé bị thừa kẽm còn làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận khi trưởng thành.
Trẻ dư kẽm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển do quá trình tổng hợp và phân bào bị tác động. Trẻ sẽ bị còi xương, chậm lớn, rối loạn tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thu chất sắt, nguy hiểm hơn nếu tình trạng bé thừa kẽm kéo dài lâu sẽ dẫn đến nguy cơ đột quỵ, thậm chí tử vong do ngộ độc liều cao.
3/ Bổ sung kẽm cho bé thế nào
Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí não ở trẻ, vì vậy việc bổ sung kẽm cho bé thế nào an toàn được nhiều cha mẹ đặc biệt quan tâm. Tuân thủ liều lượng cho phép của WHO sẽ hạn chế việc trẻ bị ngộ độc kẽm ở trẻ do bổ sung quá nhiều kẽm trong ngày.
Với mỗi độ tuổi, lượng kẽm cung cấp theo ngày sẽ khác nhau:
- Dưới 6 tháng tuổi: Lượng kẽm cung cấp khoảng 2mg/ngày, không vượt quá 4mg.
- Trẻ từ 7-12 tháng: Mỗi ngày sử dụng 3mg kẽm, không vượt quá 5mg.
- Trẻ từ 1-3 tuổi: từ 3-5 mg/ngày, không vượt quá 7mg.
- Trẻ từ 4-8 tuổi: Mỗi ngày dùng 5-10mg, không vượt quá 12mg.
- Trẻ từ 9-13 tuổi: lượng kẽm hấp thu vào khoảng 8mg, không vượt quá 23mg.
- Trẻ từ 14-18 tuổi: Mỗi ngày dùng 11mg với nam và 9mg với nữ. Lưu ý không vượt quá 34mg/ ngày.
- Trên 18 tuổi: Nam cần bổ sung 11mg kẽm mỗi ngày, nữ cần 8mg/ngày và lượng kẽm không vượt quá 40mg/ ngày.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung kẽm cho trẻ thông qua thực phẩm hàng ngày bằng các nguyên liệu tự nhiên, giàu dinh dưỡng. Xây dựng thực đơn lành mạnh, an toàn, đầy đủ dưỡng chất không chỉ giúp bổ sung kẽm hiệu quả mà thúc đẩy sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ.
4/ Cần làm gì khi trẻ thừa kẽm
Kẽm có khả năng thúc đẩy hệ miễn dịch, điều trị cảm lạnh, ngăn chặn nhiễm khuẩn hô hấp dưới… Tuy nhiên khi nạp quá nhiều kẽm cũng gây những phản ứng phụ không mong muốn. Khi thấy các biểu hiện do dư thừa kẽm ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi các triệu chứng, tham khảo ý kiến bác sĩ giúp tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
Nếu trẻ có các biểu hiện nặng như ngộ độc, đột quỵ… cha mẹ nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm, tránh các biến chứng lâu dài.
Tình trạng trẻ thừa kẽm có những biểu hiện gì và cách bổ sung kẽm cho bé hiệu quả đã được giải đáp thông qua bài viết trên. Về cơ bả, kẽm tốt cho sự phát triển nhưng chỉ phát huy hết tác dụng nếu sử dụng liều lượng phù hợp với quy định. Vì vậy, cha mẹ cần hiểu rõ thể trạng của con mình để có liệu trình dinh dưỡng phù hợp cho trẻ nhỏ.
Tham khảo thêm:
– Bé 6 tuổi hay kêu chóng mặt do nguyên nhân gì? Phải làm sao?
– Tác dụng của kẽm với trẻ em và các cách nhận biết trẻ thiếu kẽm
– Nên uống kẽm sáng hay tối? Uống đúng thời điểm có lợi ích gì