3 Cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

Cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh là phương pháp khá hữu hiệu trong việc hạn chế các bệnh lý về tai mũi họng. Tuy nhiên, nước muối sinh lý có thể gây hại tới sức khỏe của trẻ nếu không được sử dụng đúng cách. Bởi vậy, cha mẹ cần phải tìm hiểu thật kỹ và cẩn trọng khi cho trẻ em nhỏ nước muối. Đồng thời, đảm bảo việc vệ sinh mắt, mũi, tai cho con diễn ra an toàn, hiệu quả. Không gây hại hay ảnh hưởng tới sức khỏe cùng sự phát triển của con về sau.

Tác dụng của nước muối sinh lý với trẻ sơ sinh

Nước muối sinh lý là nước muối được pha theo đúng tỷ lệ muối: nước là 0,9% (tức 9g muối tinh khiết pha trong 1 lít nước) để tạo thành dung dịch đẳng trương, có áp suất thấp thấu xấp xỉ với áp suất của dịch trong cơ thể (ASTT = 380 mOsmol/L).

Bố mẹ hoàn toàn có thể thực hiện cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh bởi dung dịch này chỉ chứa 2 thành phần là muối (NaCl) và nước tinh khiết (H2O) nên rất lành tính và an toàn khi sử dụng. Với nồng độ natri clorid 0,9%, Khi bé được nhỏ nước muối sinh lý sẽ có tác dụng làm sạch và loại bỏ các bụi bẩn, dịch nhầy một cách nhẹ nhàng. Bởi vậy, các mẹ thường sử dụng nước muối sinh lý nhằm những mục đích như:

nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ có nên nhỏ nước muối sinh lý hay không

Dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt

Trong 3 tháng đầu thì việc dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh rất cần thiết. Đây là thời điểm mà mắt trẻ thường xuyên đổ ghèn và chảy nước mắt. Khi không được vệ sinh mắt sạch sẽ thì nó có thể để lại các tình trạng nhiễm khuẩn mắt như viêm kết mạc.

Mẹ chỉ cần dùng bông gòn thấm vài giọt nước muối sinh lý (loại dùng cho mắt) rồi lau nhẹ nhàng từ khóe mắt đến đuôi mắt của trẻ. Chú ý sử dụng miếng bông gòn khác nhau cho mỗi bên mắt để tránh nhiễm khuẩn chéo.

Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi

Khò khè, khụt khịt mũi là điều mà trẻ sơ sinh nào hầu như cũng gặp phải. Nguyên nhân là vì ở trẻ sơ sinh, đường thở của con còn rất hẹp và dễ bị ứ đọng dịch nhầy. Để giúp con dễ thở và thoải mái hơn thì mẹ nên nhỏ mũi hàng ngày cho bé với nước muối sinh lý.

Mẹ chỉ cần nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý cho mỗi bên mũi, 1 – 2 lần/ngày tuỳ tình trạng của trẻ. Đợi khoảng 1 – 2 phút cho dịch nhầy bên trong được làm loãng và chảy ra thì mẹ dùng khăn bông mềm hoặc tăm bông nhỏ lau nhẹ nhàng bên ngoài.

Dùng nước muối sinh lý nhỏ tai

Trái với việc có nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, mũi cho trẻ thì chúng ta cần cẩn trọng khi dùng nước muối sinh lý để nhỏ tai cho con. Nguyên nhân là vì điều này dễ tạo môi trường ẩm ướt cho tai và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Khác với mũi có cấu trúc là các đường ống hở, dịch nhầy có thể chảy ra phía trước mũi hoặc vào trong, theo cổ họng rồi xuống đường tiêu hoá ra ngoài, ống tai của chúng ta lại có hình cong như chữ S. Với cấu trúc này thì nếu nước xâm nhập vào sâu trong tai rất dễ bị đọng lại, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và các bệnh về tai.

Hơn nữa, tai đã có cơ chế làm sạch tự nhiên. Khi các cơ hàm chuyển động lúc trẻ bú, khóc, nói chuyện… thì các lông mao trên ống tai cũng chuyển động theo và đẩy dần ráy tai ra ngoài, mẹ không cần dùng nước muối sinh lý để hỗ trợ. Chúng ta chỉ nên dùng nước muối sinh lý nhỏ tai khi bé có quá nhiều ráy tai khô, cứng, cản trở tới khả năng nghe.

3 Cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh an toàn

Việc nhỏ muối sinh lý cho trẻ sơ sinh tưởng chừng như đơn giản. Nhưng nếu không cẩn thận có thể làm đau và gây tổn thương cho bé. Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên áp dụng cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh dưới đây:

Cách nhỏ nước muối sinh lý vào mũi với 7 bước

Khi nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể áp dụng theo trình tự các bước bao gồm:

  • Bước 1: Đặt trẻ sơ sinh nằm trên giường, để đầu nghiêng sang một bên và lót khăn ở cổ cho bé. Chú ý đặt đầu thấp để tránh nước muối chảy vào họng. 
  • Bước 2: Lấy một tay giữ nhẹ đầu bé (hoặc có thể nhờ người giữ hộ) để bé không ngọ nguậy trong quá trình thực hiện.
  • Bước 3: Đưa ống chứa nước muối sinh lý tới gần lỗ mũi của bé và nhẹ nhàng nhỏ 1 – 2 giọt.
  • Bước 4: Để bé nằm yên 1 – 2 phút cho dịch nhầy trong mũi loãng ra.
  • Bước 5: Dùng tăm bông hoặc bông gòn thấm nhẹ (tuyệt đối không chà sát).
  • Bước 6: Lặp lại tương tự với bên còn lại hoặc đến khi cảm thấy lỗ mũi của trẻ đã thông thoáng. 
  • Bước 7: Lấy khăn sạch lau ngoài lỗ mũi để loại bỏ hết dịch nhầy cùng gỉ mũi còn sót lại. 
cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh an toàn

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối tại vùng mũi

Cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh

Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào tăm bông hoặc một miếng bông sạch rồi lau nhẹ nhàng từ khóe mắt hướng ra bên ngoài phía đuôi mắt. Lặp lại khi cần thiết. Chú ý thay tăm bông/ miếng bông mới khi đổi vị trí vệ sinh để tránh gây lây nhiễm chéo. Cụ thể mẹ thực hiện cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh ở vùng mắt như sau:

  • Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt cho trẻ
  • Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý (loại dùng cho mắt), bông gòn
  • Bước 3: Đặt trẻ sơ sinh nằm trên giường
  • Bước 4: Thấm bông gòn với vài giọt nước muối sinh lý rồi lau nhẹ nhàng một bên mắt của trẻ, từ khóe mắt đến đuôi mắt
  • Bước 5: Thao tác tương tự với bên mắt còn lại. Lưu ý sử dụng miếng bông gòn khác để tránh nhiễm khuẩn chéo
vệ sinh mắt bằng nước muối

Cần thao tác nhẹ nhàng với trẻ khi làm sạch mắt bằng nước muối sinh lý

Với các trường hợp mắt bé có gỉ khô khó lấy, nhỏ thêm một chút nước muối và dùng tăm bông gạt đi, tuyệt đối không dùng sức hay tì mạnh làm bé đau hoặc bị tổn thương mắt. 

Lưu ý: Dù là nhỏ mắt hay mũi thì cha mẹ cũng cần thao tác thật nhẹ nhàng. Chú ý vệ sinh tay cùng dụng cụ sạch sẽ trước và sau khi thực hiện. Không sử dụng lại các sản phẩm dùng 1 lần như tăm bông hay bông gòn. 

Cách nhỏ nước muối sinh lý vào tai cho bé

Khi bé có quá nhiều ráy tai khô, cứng hoặc có bệnh lý về tai và được bác sĩ chỉ định, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ tai để vệ sinh tai cho bé như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý, khăn sạch, tăm bông vô khuẩn với đầu nhỏ (loại cho trẻ sơ sinh)
  • Bước 2: Đặt trẻ sơ sinh nằm trên giường, đầu nghiêng sang một bên (Hoặc đặt trẻ ngồi ngay ngắn, đầu nghiêng sang một bên với trẻ lớn)
  • Bước 3: Mở nắp ống nước muối sinh lý và nhỏ 3 – 4 giọt vào tai của trẻ
  • Bước 4: Day nhẹ vành tai hoặc kéo nắp bình tai để dung dịch thấm sâu vào trong ống tai. Đợi khoảng vài ba giây rồi nghiêng đầu trẻ về vị trí ngược lại để dịch thừa chảy ra ngoài.
  • Bước 5: Dùng khăn khô thấm sạch
  • Bước 6: Thao tác tương tự với bên tai còn lại
  • Bước 7: Dùng tăm bông thấm hút dịch chảy ra bên ngoài tai và khều các mẩu ráy tai đã trôi ra ngoài ống tai

Tham khảo thêm: có nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai trẻ

cách nhỏ nước muối sinh lý vào tai

Hậu quả khi lạm dụng nhỏ nước muối sinh lý

Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết để giúp con loại bỏ các bụi bẩn, mầm bệnh. Thế nhưng nhỏ nước muối sinh lý quá nhiều có thể gây tác dụng ngược do làm mất đi lớp chất nhầy dưỡng ẩm và bảo vệ tự nhiên trên các bề mặt mắt, mũi. Như bé có thể bị khô mũi và dễ bị nhiễm trùng hơn.

Trong các hốc mũi, họng luôn có một lớp chất nhầy ở trên cùng giúp làm ẩm, làm ấm không khí hít vào và bám dính vào bụi bẩn, vi khuẩn, virus… khi chúng xâm nhập rồi nhanh chóng đẩy chúng ra ngoài. Bên cạnh đó, lớp nhầy này còn có vai trò miễn dịch khi chứa các enzym có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, làm hàng rào phòng thủ ngăn ngừa bệnh tật cho cơ thể.

Chính vì thế, việc rửa mũi quá thường xuyên sẽ vô tình liên tục làm mất đi lớp chất nhầy tự nhiên này. Ở trẻ sơ sinh, điều này còn có thể khiến bé giảm phản xạ tiết chất nhầy, mũi bé dễ bị khô, kích ứng, vi khuẩn và virus gây bệnh dễ xâm nhập và tấn công.

Tương tự, nếu nhỏ mắt cho trẻ quá nhiều cũng có thể khiến con dễ bị khô mắt, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mắt và ảnh hưởng tới thị giác sau này.

nhỏ nước muối cho bé

Lạm dụng vệ sinh với nước muối khiến vùng mắt mũi của bé ngứa ngáy, khó chịu

Trong vòng 3 tháng đầu sau sinh, cha mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý vào mắt cho trẻ sơ sinh thường xuyên. Sau 3 tháng này, các bác sĩ khoa nhi thường khuyến cáo cha mẹ không nên sử dụng nước muối để vệ sinh mắt, mũi hay tai hàng ngày. Tốt nhất là chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần/tuần trong điều kiện khỏe mạnh. Còn trong các trường hợp bị viêm nhiễm và cần điều trị, cha mẹ cần tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. 

Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể nhỏ mắt cho bé với nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày vào sau khi trẻ thức dậy, sau khi tắm và trước khi đi ngủ. Hoặc bất kỳ khi nào thấy trẻ có nhiều gỉ mắt.

Với mũi, tuỳ vào tình trạng của trẻ mà cha mẹ nên nhỏ mũi với các tần suất khác nhau:

  • Trẻ thường tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm nhưng không bị bệnh: 2 lần/tuần
  • Trẻ bị viêm mũi họng, viêm đường hô hấp: 2 – 4 lần/ngày
  • Trẻ bị viêm mũi mạn tính (viêm xoang, viêm mũi dị ứng…): 3 – 4 lần/ngày

Và với tai, mẹ chỉ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai cho con khi bé có nhiều ráy tai khô cứng hoặc theo chỉ định của bác sĩ thôi nhé!

Tiêu chí lựa chọn nước muối sinh lý loại nào tốt cho bé?

Các mẹ lần đầu có con nhỏ thường không khỏi băn khoăn không biết nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh loại nào tốt, lành tính và đảm bảo an toàn. Một số tiêu chí các mẹ có thể cân nhắc để lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho bé bao gồm:

  • Công dụng: nước muối sinh lý được chia ra làm 3 loại theo mục đích của sử dụng là tiêm truyền, nhỏ mắt mũi hay súc miệng, rửa vết thương. Chú ý lựa chọn đúng loại có công dụng nhỏ mắt mũi để đảm bảo an toàn cho bé. 
  • Thành phần: các mẹ cần kiểm tra kỹ bảng thành phần xem có chất gì khác ngoài nước tinh khiết và muối ăn không. Vì bảng thành phần khác nhau sẽ cho ra hiệu quả cùng mức chi phí khác nhau.
  • Thiết kế chai, lọ đựng: nước muối sinh lý dùng để rửa mắt mũi thường có dạng lọ nhỏ, bình xịt phun sương hoặc ống đơn liều…Với trẻ sơ sinh, nên mua loại ống đơn liều có đầu tròn nhỏ để hạn chế lây nhiễm chéo và gây xước niêm mạc mũi của bé.
  • Nguồn gốc: các sản phẩm nước muối nhập khẩu từ nước ngoài thường có mức chi phí cao hơn so với hàng nội địa Việt Nam. Điều quan trọng là các mẹ cần lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có đầy đủ thông tin trên bao bì, được Sở y tế cấp phép kinh doanh trên thị trường Việt Nam.

Bên cạnh nước muối sinh lý, nhiều cha mẹ cũng lựa chọn nước muối ưu trương để vệ sinh mũi cho con. Một trong những sản phẩm nước muối ưu trương được đánh giá cao hiện nay mà cha mẹ có thể tham khảo chính là dung dịch nước muối ưu trương Nebial 3%.

Ở nồng độ natri clorid 3%, sản phẩm sẽ đem lại hiệu quả tối ưu trong việc làm sạch và loại bỏ các màng nhầy trong mũi. Đặc biệt, nó còn giúp giảm tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi hay phù nề ở niêm mạc mũi do bệnh lý gây ra một cách rõ rệt, vượt trội hơn hẳn các sản phẩm NaCl 0.9% khác hiện nay. 

Sản phẩm nước muối ưu trương Nebial 3%

Sản phẩm nước muối ưu trương Nebial 3% – lựa chọn được nhiều cha mẹ tin dùng

Hơn nữa, với thành phần natri hyaluronate, nước muối ưu trương Nebial 3% sẽ bảo vệ vùng niêm mạc mũi của bé luôn được dưỡng ẩm dịu nhẹ. Khắc phục hoàn toàn vấn đề khô ngứa, rát mũi gây khó chịu cho bé khi sử dụng nước muối sinh lý thông thường. 

Được sản xuất 100% bằng công nghệ hiện đại của Ý với quy trình kiểm định chặt chẽ, cha mẹ hoàn toàn có thể an tâm lựa chọn và sử dụng sản phẩm nước muối ưu trương Nebial 3% để vệ sinh mũi. Đảm bảo sức khỏe đường hô hấp của bé được chăm sóc và bảo vệ một cách toàn diện nhất. 

Lưu ý khi dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Khi nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên đặc biệt quan tâm tới một số điều dưới đây:

Tuân thủ hoàn toàn các chỉ định của bác sĩ về quy tắc và tần suất nhỏ nước muối sinh lý cho bé.

➣ Nên sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt mũi trước khi ăn và khi bé còn đang thức.

➣ Không để đầu ống nhỏ mũi, nhỏ mắt chạm trực tiếp vào mắt, mũi của trẻ.

➣ Không nhỏ nước muối sinh lý vào miệng hoặc để trẻ sơ sinh nuốt phải dung dịch.

➣ Chú ý vệ sinh tay cùng ống nhỏ mũi, nhỏ mắt bằng xà phòng và nước thường xuyên trước và sau mỗi lần sử dụng.

➣ Một số tác dụng phụ có thể xảy khi nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ sơ sinh bao gồm: chảy nước mũi, hắt hơi, cảm giác nóng, châm chích hoặc khô mũi. Hãy chú ý theo dõi các triệu chứng này và liên hệ bác sĩ nếu chúng kéo dài hoặc xấu đi theo thời gian.

cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Cha mẹ lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi nhỏ nước muối cho bé

Tóm lại, cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh là một trong những giải pháp hiệu quả giúp làm sạch và hạn chế các bệnh về mắt mũi ở trẻ nhỏ. Để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu, cha mẹ cần chú ý không nên lạm dụng loại dung dịch này. Thay vào đó, hãy tìm hiểu và sử dụng nước muối sinh lý một cách có khoa học, đảm bảo an toàn và phù hợp nhất với tình trạng của bé.

Nếu có bất cứ thắc mắc về sức khỏe cho bé yêu. Hoặc cần được tư vấn thêm về các sản phẩm vệ sinh mũi tại Buona, cha mẹ có thể inbox hoặc liên hệ trực tiếp tới hotline 0974 402 860 để được phản hồi trong thời gian sớm nhất nhé!

Tham khảo thêm sản phẩm:

Nước muối sinh lý có uống được không? Thành phần và công dụng

– 4 Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà

Xông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý có tốt không, cần lưu ý gì

6 Comments

  1. Tâm Tháng Ba 8, 2021
    • Buona Việt Nam Tháng Ba 8, 2021
  2. chau Tháng Bảy 18, 2021
    • Chuyên Gia Buona Tháng Bảy 18, 2021
  3. Tuyet Tháng Mười Một 30, 2021
    • Chuyên Gia Buona Tháng Mười Một 30, 2021

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline