Nhiều cha mẹ thường đặt câu hỏi về việc nhỏ nước muối sinh lý vào tai là việc có nên hay không? Nếu nhỏ sai cách sẽ gây ra hậu quả gì và biến chứng gì cho sức khỏe của bé? Tất cả các câu trả lời khi vệ sinh tai với nước muối sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau đây.
1/ Có nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai không?
Cha mẹ tuyệt đối không nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai trẻ sơ sinh, bởi việc này sẽ khiến môi trường bên trong hốc tai của con trở nên ẩm ướt, qua đó khiến các loại vi khuẩn nhân lên và gây hại đến thính giác của trẻ. Thành phần của nước muối sinh lý nếu không thẩm thấu được trong tai có thể gây viêm tai giữa. Hơn nữa cấu tạo tai của bé có khả năng tự làm sạch riêng mà không cần bất cứ tác động nào từ bên ngoài.
Nhiều người cho rằng khi nhỏ nước muối sinh lý vào tai sẽ làm sạch ráy tai bên trong ống tai giúp vệ sinh tai tốt hơn. Tuy nhiên, ống tai của con người có hình dáng cong như chữ S, xu hướng nghiêng về phía trước và càng theo chiều hướng xuống dưới khi đến gần màng nhĩ nên khi có nước xâm nhập vào trong tai sẽ dễ dàng đọng lại. Khi để tình trạng này quá lâu, tai không được làm sạch kịp thời khiến các nguy cơ gia tăng các bệnh về tai là điều không thể tránh khỏi.
Ráy tai được tạo thành do các chất nhờn kết hợp với bụi bẩn và tế bào chết. Cơ chế làm sạch tự nhiên của tai được hình thành khi chúng ta sinh hoạt hàng ngày bằng cách cử động cơ hàm (cười, nói, ăn uống, ….) dẫn tới các lông mao trong tai chuyển động, từ đó đẩy dần ráy tai ra ngoài.
Không nên lạm dụng việc nhỏ nước muối vào tai
Ngoài chức năng tự làm sạch tai, những lông mao này bao phủ toàn bộ bề mặt của ống tai kết hợp với một số tuyến nhờn có sẵn sẽ tạo thành chất kết dính như một lớp màng bảo vệ tuyệt vời tránh cho bui bẩn xâm nhập sâu vào bên trong lỗ tai, gây ảnh hưởng tới màng nhĩ và chức năng nghe của tai.
Chính vì vậy, việc lấy ráy tai bằng nước muối sinh lý là điều không cần thiết. Nên tự làm sách bằng cách sử dụng bông ngoáy tai một cách nhẹ nhàng sao cho không làm tổn thương đến màng nhĩ. Tuy nhiên trong một số trường hợp tai viêm nhiễm nặng cần nhỏ nước muối sinh lý, cần chú ý những điểm sau:
- Phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn, nhất là đối với việc nhỏ nước muối sinh lý vào tai trẻ sơ sinh.
- Nên tìm mua những sản phẩm nước muối tại những cơ sở uy tín, chất lượng, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra khi vệ sinh tai.
- Không nên lạm dụng khi sử dụng quá nhiều bởi một khi tai đã tổn thương nặng thì cần điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp chuyên sâu khác, lúc này nước muối chỉ có tác dụng hỗ trợ vệ sinh một phần.
2/ Nhỏ nước muối vào tai sai cách gây hậu quả gì?
Nhiều người thường nghĩ rằng với những ưu điểm kháng khuẩn, vệ sinh của nước muối sinh lý sẽ giúp làm sạch tai mà không biết rằng khi nhỏ nước muối vào tai không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả nghiệm trọng, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Cụ thể:
Gây ra hiện tượng ù tai, khó chịu
Khi nhỏ nước muối sinh lý vào tai trẻ không được lau sạch sẽ dẫn tới tình trạng ù tai, khó chịu. Nước muối còn đọng lại tại bề mặt của màng nhĩ cũng như tại các lớp lông mao gây bít lỗ tai. Khi hiện tượng ù tai diễn ra trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ, chức năng nghe của trẻ nhỏ.
Có nên nhỏ nước muối sinh lý vào tai bé hay không sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ
Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
Tai vốn dĩ đã có một số tuyến chất nhờn được tiết ra tạo độ ẩm tự nhiên cho tai trong quá trình ngăn cản bụi bẩn xâm nhập. Tuy nhiên khi tồn đọng nước muối sinh lý không thẩm thấu trong quá trình vệ sinh tai sẽ khiến độ ẩm này mất sự cân bằng, trở nên ướt hơn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tăng khả năng viêm tai.
Làm tổn thương, viêm nhiễm tai nặng
Ngoài trường hợp không vệ sinh sạch và khô tai do nhỏ nước muối vệ sinh, khi lạm dụng quá nhiều dung dịch này và lau quá nhiều lần sẽ khiến tai bị mất đi lớp dịch tiết tự nhiên nhằm bảo vệ ống tai gây ra tình trạng khô rát, kích ứng hoặc kèm theo cảm giác đau nhức. Đây chính là những dấu hiệu của tai bị tổn thương, viêm nhiễm nặng do vệ sinh tai không đúng cách.
3/ Các bước nhỏ nước muối sinh lý vào tai đúng cách
Việc sử dụng nước muối đặc biệt là nhỏ nước muối sinh lý vào tai trẻ sơ sinh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như quy trình để đảm bảo yếu tố an toàn tuyệt đối.
Nước muối sinh lý có rất nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, độ an toàn cao, sử dụng được cho trẻ sơ sinh tuy nhiên khi sử dụng không đúng cách cũng sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Để sử dụng dung dịch này một cách hiệu quả, ta có thể tham khảo cách nhỏ nước muối vào tai qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ: nước muối sinh lý, tăm bông, khăn sạch.
Bước 2: Điều chỉnh tư thế phù hợp. Tư thế phù hợp để vệ sinh tai đó là tư thế nghiêng đầu. Đối với trẻ nhỏ nên đặt trẻ nằm trên giường và đầu nghiêng sang một bên.
Bước 3: Mở nắp và nhỏ nước muối sinh lý vào tai từ từ 3-4 giọt và day nhẹ vành tai để dung dịch đi vào khắp các bề mặt của tai trong khoảng 3 giây
Bước 4: Nghiêng đầu sang hướng ngược lại để nước thừa chảy ra ngoài, sau đó sử dụng khăn để lau sạch.
Bước 5: Dùng bông tăm mềm để hút hết dung dịch bên trong lỗ tai đồng thời lấy ráy tai ra ngoài.
Sử dụng bông tăm làm sạch nhẹ nhàng sau khi nhỏ nước muối vệ sinh tai
Bước 6: Thực hiện cách lấy ráy tai tương tự đối với tai còn lại.
Những thao tác trên đặc biệt hữu ích đối với những người đang tìm hiểu về cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa bởi khi tai gặp các vấn đề nghiêm trọng, việc làm sạch tai trong quá trình điều trị là vô vùng cần thiết. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, các quá trình chăm sóc trẻ cần được chú ý, tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
4/ Lưu ý khi nhỏ nước muối sinh lý vào tai trẻ sơ sinh
Những lưu ý khi nhỏ nước muối vào tai trẻ sơ sinh để việc chăm sóc bé trở nên tốt hơn có thể được kể đến như sau:
– Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ
Vì là trẻ sơ sinh nên việc nhỏ nước muối vào tai cần được thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không nên nhỏ nhiều hơn hoặc quá lạm dụng bởi có thể gây ra tình trạng viêm nặng, tổn thương tai của trẻ. Không tự ý nhỏ và vệ sinh tai cho bé bởi khi quấy khóc, rất có thể tai trẻ đã viêm. Do đó nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị tốt nhất.
– Không nên quá lạm dụng nước muối
Hạn chế việc nhỏ nước muối sinh lý vào tai hàng ngày để tạo ra môi trường quá ẩm ướt trong tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
– Không ấn đầu ống nước muối vào tai trẻ
Chú ý việc sử dụng chai nước muối bởi có thể làm tổn thương, xước tai trẻ khiến trẻ bị đau.
– Lựa chọn nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh phù hợp
Rửa tai bằng gì luôn là câu hỏi được đặt ra khi các bậc phụ huynh lựa chọn một sản phẩm phù hợp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con. Dung dịch nước muối để vệ sinh tai cho trẻ phải đảm bảo những tiêu chí như: vô khuẩn, vô trùng, tránh các loại chứa nhiều chất bảo quản, dễ gây dị ứng.
Hy vọng bài viết về nhỏ nước muối sinh lý vào tai đã đem đến cho bạn thêm những thông tin hữu ích. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với Buona theo hotline 0974.402.860 để được giải đáp miễn phí trong thời gian sớm nhất!
Ngoài ra nếu bé gặp các vấn đề liên quan đến đường hô hấp trên mẹ có thể tham khảo cho con sử dụng sản phẩm nước muối ưu trương Nebial 3% của hãng Buona từ Italia. Sản phẩm là sự kết hợp từ nước muối ưu trương và Natri Hyaluronate cho tác dụng kháng khuẩn cao hơn so với nước muối sinh lý thông thường nhưng gây khô rát mũi.
Xem chi tiết sản phẩm: Nebial 3% ống – Dung dịch muối ưu trương nhỏ, rửa mũi cho bé
Tham khảo thêm:
– Nước muối sinh lý có uống được không? Thành phần và công dụng
– 4 Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà
– Có nên dùng xịt tan ráy tai cho bé không?
– Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao? Dấu hiệu mà bạn cần biết
làm thế nào khi người 14 tuổi bị nhức tai thì có nên sử dụng nước muối sinh lý ko tại tôi đang ở riêng và ko có tiền để đi khám nên mong có thể tư vấn cho tôi đc ko ạ
Chào bạn Hồng Anh,
Để hỗ trợ mình một cách tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ tới Zalo “0974402860”/ Fanpage “Buona – Nuôi con như Ý” (Hoặc click vào biểu tượng Zalo, Facebook bên dưới) nhé!
Chúc bé và gia đình bạn Hồng Anh sức khỏe!