Trẻ bị viêm họng nhưng không ho do nguyên nhân nào? 3 cách xử lý

Khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho khiến nhiều ba mẹ không biết con đang gặp phải bệnh gì. Đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Việc phát hiện sớm bệnh lý sẽ giúp căn bệnh không chuyển biến nặng hơn và để lại biến chứng. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về hiện tượng bé viêm họng nhưng không ho.

1/ Nguyên nhân trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Trẻ bị viêm họng kéo dài nhưng không ho xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân, cả yếu tố bên ngoài lẫn bên trọng. Thông thường, khi viêm họng, trẻ có thể gặp một số triệu chứng như ho có đờm, ho khán, mệt mỏi, đỏ rát họng,…

Tuy nhiên, nếu trường hợp trẻ bị viêm họng nhưng không ho xuất hiện, có thể do một số lý do cụ thể sau.

trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Mắc hội chứng nhỏ giọt mũi sau

Hội chứng nhỏ giọt mũi sau là hiện tượng chất nhầy thừa chảy xuống sau của cổ họng. Điều này khiến họng khô và có cảm giác đau họng. Tình trạng này xuất hiện do dị ứng, vách ngăn mũi lệch hoặc do thời tiết thay đổi. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị viêm họng nhưng không ho.

Hay thở bằng miệng

Thói quen thở bằng miệng thường xuyên cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho. Việc thở bằng miệng cả đêm khiến con dễ bị đau rát họng vào hôm sau. Tuy vậy, tình trạng này sẽ giảm đi nếu con bú sữa hoặc ăn uống đầy đủ buổi sáng.

bé hay thở bằng miệng

Ngoài không ho khi thở bằng miệng, con có thể gặp một số triệu chứng như hôi miệng, khàn tiếng, khó chịu, mệt mỏi… Điều này cũng có thể do tắc nghẽn mũi, hoặc viêm amidan.

Sức đề kháng yếu

Đây là nguyên nhân có thể lường trước được khi nói đến tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho nguyên nhân do đâu. Thông thường, trẻ sơ sinh và trẻ bị nhiễm bệnh thường có sức đề kháng yếu. Chính vì lý do này, còn rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác nhân gây bệnh. Kết quả là tình trạng viêm họng nhưng không ho hoàn toàn có thể xảy ra.

Trào ngược dạ dày

Trẻ bị viêm họng sốt nhưng không ho cũng có thể do trào ngược dạ dày. Tình trạng này là khi cơ co thắt của thực quản không hoạt động đủ mạnh, và axit cùng thức ăn sẽ trào ngược lên phần thực quản. Chính vì lý do này, trẻ rất dễ bị viêm họng nhưng không họ, ngược lại có thể gặp một số dấu hiệu như nôn ói, ợ nóng, khó nuốt, dẫn đến chán ăn, chậm lớn.

trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Viêm amidan

Khi bị viêm amidan, trẻ cũng có thể bị viêm họng kéo dài nhưng không ho. Loại bệnh này xảy ra do sức đề kháng yếu của bé nên khó có thể ngăn cản vi khuẩn, virus xâm nhập. Ngoài ra, nếu con tiếp xúc với người bệnh trực tiếp, tình trạng lây nhiễm bệnh cũng xảy ra rất cao.

Nếu con bị viêm amidan, bé có thể gặp một số triệu chứng khác như nghẹt mũi, miệng hôi, khó nuốt, bỏ bữa, phát ban, sưng cổ,…

2/ Tình trạng viêm họng nhưng không ho có nguy hiểm không?

Khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho liệu có gây nguy hiểm? Thông thường, tình trạng này xảy ra là phổ biến và được xem là bình thường ở trẻ nhỏ. Ba mẹ vì thế mà không cần lo lắng quá nhiều.

tình trạng bé viêm họng có gây nguy hiểm không

Tuy nhiên, ba mẹ nên tập trung theo dõi các vấn đề sức khỏe của bé. Kiểm tra xem con có sốt không và các vấn đề ăn uống của con. Khi bé có dấu hiệu bất ổn, hãy đưa con đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị sớm nhất.

3/ Cách xử lý cho trẻ bị viêm họng không ho

Theo phân tích, việc trẻ bị viêm họng sốt nhưng không ho có thể tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan bởi nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do các bệnh lý nguy hiểm gây ra. Tùy thuộc vào tình trạng cơ thể bé và độ tuổi của con để có thể áp dụng cách thức chữa trị phù hợp nhất.

Chữa viêm họng bằng mẹo dân gian

Một số nguyên liệu có thể hỗ trợ chữa viêm họng cho bé hiệu quả. Ba mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây, chúng vừa ít gây tác dụng phụ vừa dễ thực hiện ngay tại nhà.

trẻ bị viêm họng nhưng không ho

  • Dùng quất chưng đường phèn: Giàu vitaminC kháng khuẩn, quất có thể chống viêm an toàn và hiệu quả, hỗ trợ điều trị viêm họng rất tốt. Hãy tiến hành hấp cách thủy một bát gồm 5 quả quất cắt lát và 3 muỗng đường. Sau đó để nguội và cho bé ăn.
  • Sử dụng mật ong chanh đào: Cắt lát chanh đào mỏng và cho vào lọ. Đổ đầy mật ong rồi đậy nắp và bảo quản. Sau khoảng 2 tháng, lấy ra cho bé nếm một muỗn chanh đào mật ong, hoặc dùng để pha nước ấm cho trẻ uống sễ dàng hơn.

Mẹo chăm sóc cho bé bị viêm họng

  • Luôn cho trẻ uống nhiều nước, để giữ ẩm ở họng và hạn chế nguy cơ mất nước ở bé
  • Cho bé súc miệng bằng nước muối loãng để diệt khuẩn và làm sạch cổ họng
  • Giữ môi trường sống xung quanh lành mạnh, sạch sẽ để tình trạng viêm họng nhanh hồi phục

Dùng thuốc đặc trị

Mẹo dân gian có thể không đem lại hiệu quả cao khi trẻ bị viêm họng nặng hơn. Bởi vậy, bạn có thể sử dụng thuốc trị viêm họng nhưng phải do bác sĩ kê đơn mà không phải hoàn toàn tự ý sử dụng.

dùng các loại thuốc đặc trị

Thông thường, một số loại thuốc phổ biến cho tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không họ sẽ là thuốc kháng axit, thuốc kháng sinh, thuốc steroid, thuốc chống dị ứng…

4/ Biện pháp phòng tránh viêm họng cho bé

Trẻ là đối tượng rất dễ gặp phải bệnh lý nào đó vì có quá nhiều nguyên do và ba mẹ đôi khi không thể kiểm soát. Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn chặn nguy cơ viêm họng ở bé bằng một số mẹo sau:

  • Không cho bé tiếp xúc với người mắc viêm họng, cúm vì cơ thể trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị virus xâm nhập
  • Để trẻ nghỉ ngơi tại nhà, tránh tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài vì điều này sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng hơn
  • Luôn tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và đặc biệt bạn cũng cần rửa tay sạch sẽ khi lại gần con
  • Không để bé tiếp xúc với ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá…

trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Mẹ có thể vệ sinh mũi cho con để ngăn ngừa những bệnh lý về đường hô hấp trên từ đó ngăn ngừa dịch mũi chảy xuống họng gây viêm họng cho bé. Với dung dịch nước muối sinh lý kết hợp Ectoin – sản phẩm Buona IsoNebial Flaconcini hiệu quả trong việc phòng chống và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại với niêm mạc mũi của trẻ.

IsoNebial Flaconcini

Về cơ bản, trẻ bị viêm họng nhưng không ho là hiện tượng phổ biến. Ba mẹ không nên lo lắng quá nhiều vì đa số đều sẽ khỏi bệnh trong một vài ngày. Tuy nhiên, nếu thấy bé xuất hiện biểu hiện lạ và khó chịu, đừng chủ quan mà hãy đưa con đi khám để được phát hiện bệnh lý và điều trị phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Nước mũi chảy xuống họng là bệnh gì? Làm sao để khắc phục cho bé

5 cách chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi đơn giản hiệu quả nhanh

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline