Ăn rau đi cầu ra rau là bệnh gì? Nguyên nhân sinh lý và bệnh lý

Ăn rau đi cầu ra rau là bệnh gì? Bạn chỉ gặp tình trạng thức ăn không tiêu hoá được với rau hay với cả những thực phẩm khác?… Hai trường hợp này là khác nhau. Buona sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1/ Ăn rau đi cầu ra rau là bệnh gì?

Ăn rau đi cầu ra rau là bệnh gì? Nguyên nhân sinh lý và bệnh lý - ảnh 1

Nguyên nhân sinh lý

Rau không chỉ cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất mà còn là một phần chính của chế độ ăn cân bằng, ít calo, ít chất béo. Tuy nhiên, ăn rau không đúng cách cũng có thể gây ra các vấn đề tiêu hoá.

Khi bạn gặp tình trạng ăn rau đi cầu ra rau thì rất có thể do bạn đã ăn rau quá nhiều hoặc ăn quá nhanh, khiến chất xơ trong rau không được phân huỷ hoàn toàn và vẫn còn xác trong phân (đã chuyển thành màu đen nhưng còn hình dạng xác rau). Ngoài ra, bạn có thể bị đầy hơi, hay thậm chí là cả táo bón, kích ứng đường ruột. Nhưng nếu không kèm theo bất kỳ triệu chứng khó chịu nào khác thì bạn không cần lo lắng quá và chỉ cần giảm bớt rau, ăn chậm, nhai kỹ là được.

Một số loại rau có nhiều chất xơ không hoà tan cao, có nhiều khả năng khó tiêu hoá hoàn toàn hơn những loại khác như: ngô, rau muống, cà rốt, bông cải xanh, cần tay, rau xanh lá, nho khô, quả hạch… – và bạn nên ăn chúng ở mức độ vừa phải hơn.

Nguyên nhân bệnh lý

Trong một số trường hợp ít gặp hơn, ăn rau đi cầu ra rau là bệnh gì có thể liên quan tới một số bệnh lý đường tiêu hoá. Nhưng thông thường, bạn có thể thấy xuất hiện trong phân cả rau lẫn một số thức ăn khác chưa được tiêu hoá hết, đồng thời kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, đau bụng…

Một số tình trạng bệnh lý có thể dẫn tới thức ăn khó tiêu trong phân bao gồm:

  • Bênh Crohn: là một loại bệnh gây viêm đường tiêu hoá. Triệu chứng gồm tiêu chảy nặng, buồn nôn, đau bụng, giảm cân, giảm cảm giác thèm ăn, thiếu máu, mệt mỏi, mắt đỏ hoặc đau, đau khớp, vết sưng mềm dưới da, có thể xuất hiện thức ăn khó tiêu trong phân
  • Bệnh Celiac: là một rối loạn tự miễn khiến cơ thể không tiêu hoá được gluten trong lúa mì, lúa mạch hay các loại ngũ cốc khác. Triệu chứng gồm đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy và có mùi hôi, táo bón, có thể thấy thức ăn khó tiêu trong phân
  • Bất dụng nạp lactose: đường tiêu hoá không thể phân huỷ protein trong sữa hay các sản phẩm từ sữa. Triệu chứng bao gồm đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, sôi bụng, có thể xuất hiện thức ăn khó tiêu trong phân
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): đầy hơi, lúc táo bón lúc tiêu chảy, cảm giác đi chưa hết phân, chất nhầy màu trắng trong phân, một số người có thể thấy thức ăn khó tiêu trong phân
  • Viêm dạ dày ruột: khiến thức ăn đi nhanh qua đường tiêu hoá, không được tiêu hoá hết và còn sót lại các mảnh vụn trong phân. Ngoài ra, người bệnh có thể kèm theo đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, sốt trong một số trường hợp

2/ Cần làm gì khi ăn rau đi cầu ra rau?

Ăn rau đi cầu ra rau là bệnh gì? Nguyên nhân sinh lý và bệnh lý - ảnh 2

Ăn rau đi cầu ra rau là bệnh gì phần lớn xuất phát từ việc chúng ta đã ăn quá nhiều rau hoặc ăn quá nhanh. Do đó khi thấy tình trạng này và không kèm theo bất kỳ khó chịu đường tiêu hoá nào khác, bạn nên:

  • Chia nhỏ rau trong các khẩu phần ăn hàng ngày
  • Kết hợp chất xơ hòa tan với chất xơ không hòa tan
  • Loại bỏ thức ăn thô: loại bỏ phần thân hoặc vỏ, hoặc lá ở những loại rau có nhiều chất xơ không hòa tan
  • Nấu chín, giúp tính chất dai của chất xơ được làm mềm và nhẹ nhàng hơn với đường tiêu hoá
  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Bổ sung nguồn thực phẩm đa dạng và cân bằng, đầy đủ cả 4 nhóm chất (đạm, đường bột, chất béo, vitamin & khoáng chất). Không nên chỉ tập trung vào 1, 2 nhóm chất hay nhóm thực phẩm cụ thể. Nên ăn theo mùa
  • Ăn rau lên men: rau khi được lên men sẽ dễ hấp thu hơn và chứa các lợi khuẩn tốt cho đường ruột

Ngoài ra, nếu thấy thức ăn khó tiêu thường xuyên xuất hiện trong phân, hoặc khi kèm theo một trong các dấu hiệu dưới đây thì bạn nên trao đổi với bác sĩ:

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Đi ngoài ra máu
  • Thay đổi thói quen đại tiện
  • Tiêu chảy mãn tính
  • Mất kiểm soát nhu động ruột
  • Đau bụng dai dẳng
  • Đầy hơi dai dẳng
  • Dấu hiệu mất nước: môi khô, mắt trũng, tăng khát nước, giảm đi tiểu…

Nếu nghi ngờ bệnh lý đường tiêu hoá, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để làm rõ. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống hoặc phẫu thuật nếu cần.

Nhìn chung, chế độ ăn nhiều chất xơ là một lựa chọn lành mạnh ở hầu hết mọi người. Ăn rau đi cầu ra rau là bệnh gì thì bạn không cần phải lo lắng quá nếu thấy một số mảnh rau vẫn chưa được tiêu hoá hết. Bạn hãy điều chỉnh lại chế độ ăn và ăn chậm, nhai kỹ hơn. Tuy nhiên, cũng đừng quên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác kèm theo nhé.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline