Bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú là do đâu? Mẹ cần làm gì cho con

Các mẹ khi thấy bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú thường có xu hướng tiếp tục cho trẻ bú với suy nghĩ điều này sẽ giúp trẻ ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm bởi điều này có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách xử lý hiệu quả thông qua bài viết sau đây!

1/ Nguyên nhân bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú

Bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú là hiện tượng mà mẹ thấy trẻ mặc dù đã được bú trong khoảng thời gian và có hiện tượng nôn trớ tuy nhiên vẫn liên tục đòi bú tiếp. Điều này khiến mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng bởi không biết điều này báo hiệu trẻ đang mong muốn điều gì. Để hiểu kỹ hơn, mẹ có thể tham khảo một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này như sau:

Trẻ đang trong giai đoạn phát triển

Trẻ sơ sinh sẽ có giai đoạn phát triển về hệ tiêu hóa và tăng dần về kích thước dẫn đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ tăng dần lên để phù hợp với cơ thể của mình. Cụ thể khi mới chào đời, trẻ chỉ cần khoảng 5 đến 7 ml mỗi cữ tuy nhiên sẽ tăng dần lên và sau khoảng 1 tuần sẽ là khoảng 40 – 60ml/ cữ. Vì vậy, nếu thấy trẻ có hiện tượng ọc sữa ra ngoài tuy nhiên trẻ vẫn có nhu cầu ăn thêm để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mình thì trẻ vẫn sẽ tiếp tục đòi bú mẹ.

Hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề

Khi trẻ ọc sữa đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa của trẻ có thể gặp một số vấn đề nhất định và cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những phản ứng để thể hiện điều đó. Lúc này, trẻ đòi bú mẹ có thể do thói quen, quán tính bú thông thường và không cảm nhận được rằng cơ thể đang không thể tiếp thu thêm lượng sữa nào nữa.

Thói quen của trẻ

Trẻ thường có thói quen tìm ti mẹ nên có thể trong một số trường hợp bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú là do trẻ đã quen, thân thuộc và ưa thích việc đó mỗi ngày.

bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú

Bé sau khi nôn trớ vẫn đòi bú có thể là do thói quen của trẻ

2/ Bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú có sao không?

Khi thấy bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú, mẹ không nên tiếp tục cho trẻ bú bởi lúc này cơ thể của trẻ đang gặp một số vấn đề nhất định, chắc chắn không thể thu nạp thêm bất cứ nguồn dinh dưỡng nào tiếp theo sau đó. Thực tế thì hiện tượng bé ọc sữa nhưng vẫn tìm bú mẹ là điều hết sức bình thường bởi đây là thói quen và nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng hơn đó là mẹ cần tìm hiểu về lý do gây ra tình trạng ọc sữa ở trẻ nhỏ.

Nếu tình trạng này diễn ra liên tục, trẻ có thể có những vấn đề nhất định về hệ tiêu hóa gây ra chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, giảm khả năng hấp thụ, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ăn uống, phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ.

Nghiêm trọng hơn, nếu tình trạng này diễn ra liên tục, trẻ sẽ có nguy cơ chán ăn, bỏ bú dần dần dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, kém phát triển. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý đến hệ hô hấp của trẻ trong trường hợp bị nôn trớ quá nhiều, nếu không được vệ sinh sạch, trẻ sẽ có cảm giác khó thở, kích ứng mũi họng gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú

Mẹ nên tìm hiểu kỹ về tình trạng trẻ ọc sữa liên tục bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm ở trẻ

3/ Cần làm gì khi trẻ ọc sữa vẫn đòi bú

Trong trường hợp bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú, mẹ có thể thực hiện theo những cách sau:

  • Không nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ bởi lúc này cơ thể trẻ sẽ không thể tiếp nhận thêm bất cứ nguồn dinh dưỡng nào nữa.
  • Nên để trẻ nghỉ ngơi, thư giãn, không cố ép trẻ ăn để bù lượng sữa mà trẻ đã ọc ra mặc dù trẻ có đòi bú.
  • Không nên thốc bé theo chiều thẳng đứng mà thay vào đó đặt trẻ nằm nghiêng, nhẹ nhàng vỗ lưng cho cho trẻ để toàn bộ lượng sữa sẽ trào ra hoàn toàn.
  • Vệ sinh mũi, miệng cho trẻ để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn đồng thời đảm bảo loại bỏ hoàn toàn cặn sữa còn đọng lại trong cơ thể trẻ.
  • Để hạn chế trường hợp trẻ bị ọc sữa, mẹ có thể chia nhỏ những lần bú của trẻ để trẻ không rơi vào tình trạng ăn quá no hoặc quá đói.
  • Thay vì bú mẹ trực tiếp, mẹ có thể vắt sữa ra bình để cho trẻ bú nhằm kiểm soát được lượng sữa mà trẻ đã bú trong ngày để có những điều chỉnh phù hợp nhất cho trẻ.
  • Khi bú bình, tạo góc nghiêng 45 độ, sử dụng các loại bình sữa chống sặc để trẻ không bị nôn trớ khi ăn.
  • Nếu thấy trẻ nôn trớ quá nhiều, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho tình trạng của trẻ.

Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ sử dụng Simbiosistem Bustine là men vi sinh đặc hiệu trị các bệnh rối loạn khuẩn đường ruột nhằm giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt. Sản phẩm được sản xuất tại Italy với công nghệ độc đáo sẽ có tác dụng dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa của trẻ nhỏ hiệu quả như: đau bụng, táo bón, kém hấp thu…

bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú

Simbiosistem Bustine giúp trẻ tiêu hóa tốt và an toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mong rằng bài viết bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích xung quanh việc chăm sóc trẻ nhỏ. Nếu còn bất cứ vấn đề nào, hãy liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Tham khảo thêm:

Sữa mẹ vắt ra có bị mất kháng thể không? Có nên vắt hay không

Bụng kêu ọc ọc liên tục là bệnh gì? Các cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị sốt về chiều và đêm cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ sữa mà mẹ nên biết

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline