Các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh và một số loại hiếm gặp

Các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ngay khi con mới chào đời và phổ biến nhất trong khoảng 2 – 4 tuần tuổi. Đây thường là mụn lành tính, nhưng cũng có thể do những bệnh lý đang gây ảnh hưởng đến trẻ.

1/ Các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh

Ban đỏ nhiễm độc

Các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh

Ban đỏ nhiễm độc (Erythema toxicum neonatorum – ETN) là một trong các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhiều hơn ở trẻ nặng cân, trẻ đủ tháng hay già tháng. Có khoảng 20% trẻ sơ sinh trong 72h đầu sau sinh xuất hiện loại mụn này.

Ban đỏ nhiễm độc có biểu hiện là những mảng sần đỏ kích thước 1 – 3mm, xuất hiện ở thân mình gần các chi, không ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Chúng nhanh chóng tiến triển thành những nốt mụn mủ trên nền da đỏ rồi thoái triển tự nhiên sau khoảng 5 – 7 ngày mà không cần điều trị.

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng theo một giả thuyết thì đây là một đáp ứng miễn dịch bản đầu trong cơ thể trẻ trước sự xâm nhập của các vi sinh vật ký sinh trên da vào nang lông.

Sắc tố mụn mủ thoáng qua

sắc tố mụn thoáng qua

So với ban đỏ nhiễm độc, bệnh sắc tố mụn mủ thoáng qua (transient neonatal pustular melanosis – TNPM) hiếm gặp hơn. Bệnh thường gặp ở 4 – 5% trẻ da đen đủ tháng, 0,5% trẻ Châu Á đủ tháng.

Triệu chứng diễn tiến theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (ngay lúc sinh): trẻ mọc mụn mủ, mụn nước có kích thước 2 – 10mm trên nền da không đỏ, thường ở trán, cổ, lưng và mông
  • Giai đoạn 2 : trẻ nổi ban đỏ trên da, xung quanh có viền vảy do mụn mủ bị vỡ. Xảy ra trong vài tuần đến và tháng
  • Giai đoạn 3: Mảng tăng sắc tố mờ dần sau vài tuần đến vài tháng

(Một số trường hợp trẻ chỉ xuất hiện những mảng da tăng sắc tố, không có mụn mủ, mụn nước).

Bệnh sắc tố mụn mủ thoáng qua thoái triển tự nhiên nên không cần điều trị.

Mụn mủ vùng đầu

bé bị mụn mủ vùng đầu

Mụn mủ vùng đầu (Neonatal cephalic pustulosis) cũng là một trong các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh, gặp ở 20% trẻ và không liên quan tới di truyền, thường gặp ở trẻ 3 tuần tuổi.

Tổn thương là các mụn mủ, sẩn, viêm, không có nhân mụn, mọc chủ yếu ở mặt, đặc biệt là má và có thể ở đầu. Bệnh thường nhẹ và tự thoái triển sau khoảng 4 tháng, không để lại sẹo, không làm tăng nguy cơ mụn trứng cá sau này.

Khi trẻ sơ sinh mắc mụn mủ vùng đầu, cha mẹ cần chú ý rửa mặt cho bé hàng ngày (tránh các sản phẩm sữa tắm gội có chứa dầu) và có thể bôi kem ketoconazole 2% 2 lần/ngày hoặc hydrocortisone 1% 1 lần/ngày khi được bác sĩ chỉ định.

Miliaria

miliaria

Miliaria là bệnh do tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi, thường gặp ở vùng khí hậu nóng ẩm với tỷ lệ lên tới 15% ở trẻ sơ sinh. Hay gặp ở trẻ trong tuần đầu tiên sau sinh và liên quan tới nhiệt độ nóng như: dùng lò sưởi, mặc nhiều lớp quần áo…

Trẻ có thể xuất hiện mụn Miliaria ở mặt, da đầu và nếp kẽ. Có 4 thể chính:

  • Miliaria tinh thể: mụn nước nhỏ giống giọt sương, thành mỏng và không viêm. Bệnh có thể xuất hiện ngay từ khi sinh. Nguyên nhân do tắc ống tuyến eccrine phần nông thượng bì
  • Miliaria rubra (rôm đỏ): đám mụn mủ và sẩn đỏ. Nguyên nhân do tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi thượng bì, dẫn tới phản ứng viêm tại chỗ ở thượng bì và trung bì
  • Miliaria pustulosa: mụn mủ trên nền dát đỏ tương tự như Miliaria rubra. Nguyên nhân do viêm tại chỗ
  • Miliaria profunda: sẩn mụn mủ và da đổi màu, khá hiếm gặp ở trẻ

Cũng như các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh kể trên, Miliaria không cần điều trị đặc hiệu. Bệnh thường thoái triển nhanh nếu trẻ giảm tiết mồ hôi, như ngang qua việc thay đổi môi trường mát mẻ hơn, mặc ít lớp quần áo hơn…

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá

Mụn trứng cá là cái tên khá quen thuộc nhưng ở trẻ sơ sinh lại hiếm khi xảy ra. Nguyên nhân đến từ việc tăng sản xuất tuyến bã thứ phát do androgen – thường gặp ở bé trai.

Triệu chứng của bệnh là các mụn nhân, mụn mủ, sẩn viêm xuất hiện ở mặt. Bệnh thường thoái triển tự nhiên trong năm đầu đời nhưng cũng có thể tồn tại tới khi trẻ được 3 tuổi, mặt khác làm tăng nguy cơ mụn trứng cá nặng khi trẻ dậy thì.

Vì có nguy cơ để lại sẹo nên mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh cần được điều trị. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định bôi thuốc enzoyl peroxide 2.5%, kháng sinh (clindamycin, erythromycin) hoặc retinoid bôi tại chỗ với các tổn thương viêm nhẹ hoặc trung bình; isotretinoin, erythromycin đường uống với các tổn thương viêm nặng.

2/ Một số loại mụn hiếp gặp ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh thì có một số loại hiếm gặp như:

Viêm nang lông mụn mủ tăng bạch cầu ưu axit ở trẻ em

Các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh

Đây là loại mụn hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, chưa có cơ chế bệnh sinh rõ ràng, chưa rõ mối liên hệ với bệnh viêm nang lông mụn mủ tăng bạch cầu ưa axit ở người lớn.

Triệu chứng bệnh: mụn mủ nang lông ngứa, thường gặp ở da đầu hoặc các chi. Khởi phát khi trẻ 5 tháng tuổi và gặp 80% là trẻ nam. Bệnh hay tái phát sau khoảng 1 – 12 tuần rồi tự thoái triển sau 1 – 4 tuần, thoái triển hoàn toàn khi trẻ 3 tuổi.

Để chẩn đoán xác định bệnh, trẻ cần được xét nghiệm soi tươi mụn mủ, sinh thiết mô bệnh học, xét nghiệm máu. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định corticoid bôi tại chỗ để giảm triệu chứng và mụn mủ thoái triển nhanh hơn.

Mụn mủ đầu chi ở trẻ em (Infantile acropustulosis – IA)

Mụn mủ đầu chi

Mụn mủ đầu chi ở trẻ là bệnh lành tính nhưng cũng có thể tiến triển thành mãn tính. Hiện chưa rõ cơ chế bệnh sinh nhưng bệnh gặp nhiều hơn ở trẻ nam da màu, khởi phát khi lúc chưa được 1 tuổi.

Triệu chứng bệnh: mụn nước, mụn mủ ngứa nhiều, chủ yếu ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, có thể ở mu bàn tay và mu bàn chân. Bệnh kéo dài khoảng 5 – 10 ngày và hay tái phát, mỗi đợt cách nhau khoảng 2 – 4 tuần. Bệnh thường thoái triển trong vòng 2 năm.

Để chẩn đoán xác định bệnh, các bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng, tiền sử gia đình và xét nghiệm sinh thiết mô bệnh học để khẳng định khi cần thiết. Việc điều trị gồm: corticoid bôi tại chỗ hoặc kháng histamin đường uống như dapsone, erythromycin…

Phát ban mụn nước mủ ở trẻ mắc hội chứng Down có rối loạn sinh tủy

Ở trẻ mắc hội chứng Down có rối loạn sinh tủy thoáng qua, một số có thể xuất hiện phát ban mụn nước, mụn mủ ở mặt ngay từ những ngày đầu sau sinh và thoái triển tự nhiên sau 1 – 3 tháng.

Nhiễm sắc tố dầm dề (Incontinentia pigmenti)

Nhiễm sắc tố dầm dề

Là một hội chứng di truyền hiếm gặp, gây tổn thương tại nhiều cơ quan: da, thần kinh, mắt, răng. Bệnh thường biểu hiện ngay sau khi sinh, thường gặp ở người da trắng. Trên da, bệnh biểu hiện qua 4 giai đoạn: mụn nước và bọng nước, sùi, tăng sắc tố, teo da.

Vảy nến thể mủ (Pustular psoriasis)

Vảy nến thể mủ (Pustular psoriasis)

Vảy nến thể mủ là những tổn thương mụn mủ, hồ mủ trên nền da đỏ và có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, hay gặp hơn ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bênh xuất hiện ở trẻ 1 – 7 ngày tuổi và tương đối khó điều trị.

Bệnh mô bào Langerhan bẩm sinh (Congenital Langerhans cell histiocytosis)

Các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh

Mô bào Langerhan bẩm sinh thường gặp ỏ trẻ mới sinh hoặc ngay từ những ngày đầu sau sinh. Tổn thương là những nốt mụn sẩn, mụn nước, nang, chấm xuất huyết… có thể ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp hơn ở những vị trí nếp gấp, da đầu, lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc…

Bệnh có thể làm tổn thương đa cơ quan do đó trẻ cần được khám gan, thận, cơ xương khớp để đánh giá mức độ tổn thương và dùng thuốc điều trị nếu có. Còn trong trường hợp tổn thương da đơn độc, bệnh thường thoái triển tự nhiên sau vài tuần đến vài tháng.

Bệnh Behcet ở trẻ sơ sinh (Neonatal Behcet’s disease)

Bệnh thường xuất hiện ở trẻ 1 – 7 ngày tuổi, với biểu hiện: mụn nước, mụn mủ, ngứa, có thể hoại tử da bàn tay, bàn chân, loét vùng miệng và cơ quan sinh dục. Các triệu chứng toàn thân có thể xuất hiện như tiêu chảy, viêm mạch.

Hội chứng tăng IgE (Hyper-IgE syndrome)

Đây là tình trạng suy giảm miễn dịch di truyền của tế bào B và tế bào T, đặc trưng là áp xe da do tụ cầu tái diễn (mụn sẩn, mụn mủ, mụn nước đơn đợc hoặc theo từng nhóm), nhiễm trùng xoang phế quản, viêm da tăng bạch cầu ái toan trầm trọng. Trẻ có đặc điểm mặt thô, trẻ chậm thay răng, loãng xương, gãy xương tái phát.

Chẩn đoán xác định hội chứng tăng IgE ở trẻ bằng cách đo nồng độ IgE huyết thanh (IgE rất cao, > 2000 IU/mL [4800 mcg/L]). Trẻ cần được điều trị hỗ trợ và dùng kháng sinh dự phòng suốt đời.

Trên đây là các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh cũng như một số loại hiếm gặp. Thông thường, mụn ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi, thoái triển sau một thời gian, nhưng vẫn có những trường hợp tiến triển và biến chứng tổn thương đa cơ quan. Do đó, ba mẹ vẫn nên đưa bé đi khám Bác sĩ chuyên khoa Da liễu sớm để chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline