Khi nào trẻ đi vệ sinh ra máu cần đến gặp bác sĩ?

Trẻ đi vệ sinh ra máu là một triệu chứng mà các mẹ nên hết sức cảnh giác. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và khi nào trẻ đi cầu ra máu cần đến gặp bác sĩ? Bài viết sau sẽ giải đáp câu hỏi này cho mẹ.

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Bé đi cầu ra máu là bị làm sao?

Thông thường, khi trẻ đi cầu ra máu các bà mẹ thường nghĩ ngay đến bệnh trĩ. Tuy nhiên ngoài bệnh trĩ ra thì còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng này của trẻ như:

+ Bệnh lồng ruột: Khi bị lồng ruột trẻ thường đau bụng dữ dội, từng cơn, đi cầu ra nhiều máu và đờm, thường kèm theo nôn ói.

+ Táo bón: Bé đi tiêu ra phân khô, cứng, chặt nên làm rách màn hậu môn gây chảy máu. Thường xuất hiện vài giọt đỏ tươi sau khi phân đã ra hay trẻ đi cầu ra máu tươi.

Tham khảo: Trẻ bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm gì?

trẻ đi cầu ra máu

Trẻ đi cầu ra máu do bị táo bón

+ Bệnh trĩ: Khi bị trĩ, bé đi cầu rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước gây chảy máu

+ Sốt thương hàn: Biến chứng của thương hàn có thể gây nên tình trạng xuất huyết tiêu hóa biểu hiện là bé bị nôn ói kèm theo tình trạng đi cầu ra máu, có thể là máu đen, xám hoặc đỏ tươi.

+ Chảy máu cam: khi trẻ bị chảy máu cam, một lượng máu nhỏ sẽ xuống đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng bé đi cầu phân đen.

+ Bệnh kiết: Bé đi tiêu khó khăn, đau bụng nhiều, bé phải rặn nhiều phân mới ra, đau bụng dưới nhiều khiến cho bé đòi đi cầu nhưng phân không thể ra hoặc ra ít, phân có lẫn đờm vá máu.

Tham khảo: Bé sợ đi ngoài – Mẹ phải làm sao?

Khi nào trẻ đi cầu ra máu cần đến gặp bác sĩ?

Đi cầu ra máu có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Bởi vậy, ngay khi phát hiện sự bất thường trong phân của trẻ, các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác và theo dõi sát sao. Khi trẻ đi cầu ra máu nhiều, kéo dài hoặc kèm theo các biểu hiện như nôn ói, đau bụng bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ để khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

trẻ đi vệ sinh ra máu có thể nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ

Trẻ đi vệ sinh ra máu có thể nguy hiểm đến sức khỏe

Với trường hợp trẻ đi ngoài ra máu do táo bón kéo dài, các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo nên sử dụng PEG 3350 – hoạt chất đầu tay được chỉ định trong các trường hợp táo bón ở trẻ. PEG 3350 tạo liên kết Hydrogen với nước, hút nước vào lòng ruột, làm mềm phân từ đó tăng thể tích khối phân và kích thích nhu động ruột một cách tự nhiên để đẩy phân ra ngoài. Hoạt động tống phân được diễn ra cách trơn tru, từ đó tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ sẽ sớm được khắc phục.

Tham khảo: PEGinpol – Bột nhuận tràng trị táo bón trẻ em. Chỉ định đầu tay trong táo bón chức năng

Song nếu trẻ đi ngoài ra máu xuất phát từ nguyên nhân thực thể nào khác, cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến khám chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp.

Mẹ đã nắm được nguyên nhân gây tình trạng trẻ đi cầu ra máu cùng những trường hợp cần đưa trẻ đi khám qua bài viết trên đây. Hy vọng mẹ sẽ biết cách chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline