Chúng ta đang ở trong những ngày lạnh của mùa Đông, nhiệt độ cao nhất trong ngày có khi chưa đến 20 độ C. Dự báo trong những ngày Tết sắp tới, có thể chỉ hơn 10 độ ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Vậy mà con trẻ vẫn đang khò khè, nước mũi ngắn dài,… Chỉ cần chưa đến 10 phút mỗi ngày cho 2 mẹo nhỏ dưới đây, mẹ sẽ khắc phục tận gốc vấn đề này.
Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.
1. Trẻ hết sổ mũi, nghẹt thở nhờ rửa mũi đúng cách
Mũi đóng vai trò như một bộ lọc không khí, ngăn chặn các tác nhân không sạch tiến sâu vào đường thở dưới và xâm nhập vào phổi gây bệnh. Bụi bẩn, vi khuẩn, virus, chất gây dị ứng,… sẽ bị lớp nhầy phủ trên bề mặt niêm mạc mũi (acid hyaluronic) giữ lại và các lông chuyển trong mũi sẽ hoạt động để đưa chúng xuống họng. Sau đó chúng ta sẽ nuốt và thải chúng ra ngoài ra đường tiêu hóa trước khi các chất này gây hại cho cơ thể.
Bình thường, cứ 10 phút thì lớp nhầy này sẽ được tái tạo nhằm làm sạch liên tục không khí hít vào. Tuy nhiên, khi trẻ bị viêm nhiễm vùng mũi họng, lớp nhầy bảo vệ này sẽ được tiết ra nhanh và nhiều hơn, khô quánh lại gây tắc nghẽn đường thở. Niêm mạc cũng sưng viêm càng làm tắc nghèn. Trẻ khó thở nên ăn bú kém, ngủ không thẳng giấc và dễ quấy khóc.
Vì vậy, rửa mũi cho trẻ lúc này là biện pháp cần thiết và cơ bản nhất bạn cần làm. Rửa mũi sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, virus, chất gây dị ứng, giảm sưng viêm,… giúp đường mũi của trẻ thông thoáng, trẻ hết sổ mũi. Sau đó nếu nhỏ các thuốc khác vào mới có hiệu quả.
Nước muối sinh lý sẽ phù hợp khi vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ hoặc trong các trường hợp bé sổ mũi thoáng qua. Với trường hợp bé sổ mũi, nghẹt mũi lâu ngày, bạn nên chọn nước muối ưu trương kết hợp acid hyaluronic/natri hyaluronate. Với nồng độ muối lớn hơn nhiều lần, nước muối ưu trương cho hiệu quả làm sạch mũi nhanh, giảm các triệu chứng khó chịu tại mũi tốt hơn nước muối sinh lý. Cùng thành phần acid hyaluronic hay muối của nó natri hyaluronate – chất nhầy tự nhiên trong niêm mạc mũi sẽ giúp tống đẩy dịch nhầy ra ngoài nhanh chóng, rửa mũi cho trẻ không bị xót rát, khô mũi. Khi trẻ sổ mũi nặng, bạn nên kết hợp với dụng cụ rửa mũi chuyên dụng để đưa nước muối vào sâu bên trong, loại bỏ dịch nhầy và cặn bẩn tốt hơn.
Tham khảo: Nebial 3% KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em
Những lần đầu thực hiện bé thường khóc nhiều vì chưa quen, nhưng bạn đừng lo lắng quá. Sau nhiều lần, trẻ sẽ tự nhận ra điều này giúp con dễ thở, trẻ hết sổ mũi và nhiều khi chỉ khóc cho “có lệ”. Bạn chỉ cần lưu ý thực hiện rửa mũi đúng kỹ thuật cho con là được.
2. Giữ ấm cho trẻ
Khi nhiệt độ môi trường quá lạnh, bé sẽ phải tự mình tiêu hao năng lượng để làm ấm cơ thể, giữ thân nhiệt xung quanh 37 độ C. Điều này cản trở việc tăng cân của trẻ và trẻ ốm yếu, dễ mắc bệnh hơn.
Lúc này, có nhiều cách giúp mẹ giữ ấm cho bé như đèn sưởi, túi chườm,… Với túi chườm, bạn chỉ cần cho nước sôi vào (hoặc cho nước lạnh vào và kết nối điện để làm sôi), vặn nắp túi thật chặt. Sau đó bạn nhớ kiểm tra đảm bảo không có nước rò rỉ, dùng khăn mềm cuốn quanh túi chườm sao cho chỉ có cảm giác ấm tỏa ra. Không nên để túi tiếp xúc trực tiếp với da bé. Rồi sau đó đặt xung quanh bé. Nhớ kiểm tra thay nước sau vài giờ. Ngoài ra, cần giữ phòng tránh gió lùa, nhưng không đóng kín hoàn toàn để không khí trong lành vẫn được lưu thông.
Tham khảo: Tại sao nên dùng thiết bị xịt mũi họng Buona Spray Sol rửa mũi cho trẻ sơ sinh?
Trên đây là những điều mẹ cần lưu ý để trẻ không còn sổ mũi, nghẹt thở trong những ngày lạnh Tết này. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào thêm về sản phẩm Buona hay sức khỏe của bé, bạn hãy liên hệ với Buona qua facebook/zalo hoặc gọi trực tiếp đến Tổng đài 0974.402.860 để được tư vấn miễn phí nhanh nhất!