Những nguyên tắc khi điều trị táo bón cho trẻ về cơ bản là cần dùng thuốc nhuận tràng làm mềm phân đủ lâu cho tới khi trẻ hình thành được thói quen đi vệ sinh hàng ngày tốt và không còn nỗi sợ đi ngoài vô thức. Và cụ thể hơn, mẹ sẽ cần chú ý:
Nguyên Tắc Điều Trị Táo Bón Cho Trẻ Cần Lưu Ý
Nguyên tắc dùng thuốc nhuận tràng
Trong những nguyên tắc khi điều trị táo bón cho trẻ thì đây là điều quan trọng nhất mà mẹ cần chú ý tới. Vì việc sử dụng thuốc nhuận tràng sai cách là lý do phổ biến nhất khiến trẻ táo bón mãi không khỏi, đi phân cứng tái đi tái lại.
Mẹ sẽ cần:
- Dùng duy trì liên tục, không ngưng đột ngột mà cần giảm liều từ từ và theo dõi đáp ứng của bé
- Ít nhất 2 tháng, thường từ 3 – 6 tháng hoặc có thể kéo dài hơn với những bé táo nặng. Thời gian này là khác nhau tuỳ từng bé
- Điều chỉnh liều theo tính chất phân: phân cứng thì tăng liều, phân lỏng thì giảm liều. Khi đã dò được liều thích hợp (phân mềm, dễ đi) thì duy trì liên tục, chỉ nên điều chỉnh liều khi tính chất phân thay đổi
- Nếu bé bị tiêu chảy do uống kháng sinh, viêm ruột…: liên hệ bác sĩ để giảm liều hay ngưng thuốc tạm thời
- Một số thành phần nhuận tràng đã được chứng minh an toàn khi sử dụng lâu dài: macrogol 3350, macrogol 4000, lactulose
- Không tự sử dụng hay lạm dụng thuốc thụt hậu môn
Mẹ có thể tham khảo bột nhuận tràng PEGinpol cho bé, sản phẩm với thành phần macrogol 3350 là chỉ định đầu tay trong điều trị táo bón chức năng cho trẻ hiện nay, theo các Hiệp Hội Nhi khoa, Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Châu Âu, Châu Mỹ và Viện chăm sóc sức khỏe NICE – UK.
Với PEGinpol, bé đi phân mềm, dễ dàng theo cơ chế sinh lý tự nhiên của cơ thể chỉ sau 3 – 6 ngày. Hiệu quả với cả các trường hợp táo bón nặng, lâu năm, chậm phản xạ đi ngoài. Đặc biệt, thành phần macrogol 3350 trong PEGinpol đã được chứng minh an toàn và không giảm tác dụng khi sử dụng kéo dài. Mẹ có thể yên tâm sử dụng PEGinpol trong quá trình điều trị táo bón cho bé.
Nguyên tắc trong sinh hoạt và dinh dưỡng
Để trẻ có thể loại bỏ táo bón một cách hiệu quả, bền vững, táo bón không tái phát thì bên cạnh dùng thuốc nhuận tràng làm mềm phân đúng cách, mẹ cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập đi ngoài hàng ngày cho bé. Đây cũng là những nguyên tắc khi điều trị táo bón cho trẻ mẹ cần chú ý:
- Khuyến khích trẻ uống đủ nước: nước lọc, nước trái cây (mận, lê…) pha loãng, sữa, nước canh… nhưng hạn chế nước ngọt, nước có ga
- Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn hàng ngày. Các loại rau tốt cho tình trạng táo: rau lang, mồng tơi, rau dền, khoai lang, bí đỏ… Hạn chế các loại có vị chát như hồng xiêm, ổi xanh…
- Ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám hơn là các ngũ cốc đã được chế biến quá kỹ
- Xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ, 3 – 4 lần/ngày giữa 2 bữa ăn
- Cho bé tập đi ngoài vào các khung giờ cố định trong ngày (nên sau ăn tối). Cần thực hiện đều đặn ít nhất 5 – 10 phút hàng ngày, dù trẻ không buồn đi vệ sinh hay không thể ra phân
- Tư thế ngồi: kê chân bé bằng một chiếc ghế vừa tầm sao cho đầu gối cao hơn hông
- Nên động viên để trẻ không còn sợ và ác cảm với việc ngồi đi vệ sinh
- Giúp trẻ tăng cường vận động, luyện tập thể thao phù hợp với lứa tuổi hàng ngày
Đi ngoài có thể là một trải nghiệm đau đớn và muốn trốn tránh với một số trẻ bị táo bón. Trẻ có thể bắt đầu kìm nén để tránh trải qua nỗi đau tương tự một lần nữa hay delay lâu nhất có thể. Điều này vô tình lại càng làm phân bị hút nước, trở nên khô cứng hơn, trẻ vướng phải vòng tròn táo bón luẩn quẩn. Do đó, mẹ hãy kết hợp cả 3 yếu tố: dùng thuốc nhuận tràng làm mềm phân, tập đi ngoài hằng ngày và chế độ dinh dưỡng lành mạnh để giúp trẻ dần dần hết táo và loại bỏ táo một cách bền vững.
Với những trẻ lười ăn rau, tiêu hoá kém, mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh và chất xơ cho bé trong thời gian đầu khi bé đang làm quen, tập thích nghi với chế độ ăn mới này.
Mẹ có thể tham khảo Simbiosistem Bustine – Men xơ Orafti đặc hiệu táo bón và tiêu hóa:
- Dự phòng và hỗ trợ điều trị tốt các trường hợp loạn khuẩn đường ruột: tiêu chảy, đau bụng, kém hấp thu… với thành phần 2 chủng lợi khuẩn L. acidophilus La-14 và L. plantarum Lp-115 đã được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng
- Đặc hiệu cho các trường hợp táo bón, cần bổ sung chất xơ ở trẻ bú sữa công thức, trẻ lười ăn rau với chất xơ thế hệ mới Orafti, được Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu ESPGHAN khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi tổ chức uy tín hàng đầu thế giới DSMZ
- Thiết kế dạng gói đơn liều tiện lợi
Những điều cần tránh
Bên cạnh những điều nên làm kể trên, mẹ cũng cần tránh:
- Cho bé uống quá nhiều sữa. Lượng sữa nhiều có thể làm tăng tình trạng táo bón. Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ chỉ nên cho bé uống < 500ml sữa/ngày
- La mắng, trừng phạt khi trẻ không chịu đi ngoài hay lỡ ị đùn. Thay vào đó, mẹ cần bình tĩnh và nhẹ nhàng hướng dẫn con xử trí. Nên tâm sự với con để xem con đang gặp khó khăn gì và hướng dẫn con cách giải quyết
- Ngưng dùng thuốc nhuận tràng đột ngột. Điều này về cơ bản không gây hại nhưng bé dễ đi phân cứng trở lại khiến quá trình táo bón dường như phải quay lại từ đầu, thậm chí có thể khó khăn hơn do trẻ có thể bị mất niềm tin vào tiến trình trị táo trước đó
Ngoài ra, mẹ cần cho bé tới khám bác sĩ khi:
- Trẻ táo bón > 1 tuần mặc dù đã điều trị tại nhà
- Bụng chướng căng, nôn ói
- Sốt
- Không hoặc chậm lên cân
- Táo bón khi trẻ mới sinh, bụng chướng
Trên đây là những nguyên tắc khi điều trị táo bón cho trẻ khi dùng thuốc và không dùng thuốc. Trẻ sẽ dễ dàng đi phân mềm được khi sử dụng thuốc nhuận tràng, nhưng mẹ hãy kiên trì kết hợp cùng việc thay đổi lối sống, dinh dưỡng để giúp con loại bỏ táo một cách nhanh chóng, hiệu quả và bền vững.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/constipation-in-children/
- https://www.nationwidechildrens.org/conditions/constipation-child-over-one-year-of-age
- https://www.webmd.com/children/child-constipated
- https://healthinfo.healthengine.com.au/toddler-constipation-understand-the-signs-and-how-your-doctor-can-help