Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ là tình trạng rất phổ biến. Thông thường, tình trạng này thường đến từ các nguyên nhân liên quan tới ăn uống, sinh hoạt của bé và mẹ, cũng như có nhiều cách khắc phục dễ dàng.
1/ Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ do nguyên nhân nào?
Tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ xảy ra khi có nhiều không khí tích tụ trong đường tiêu hóa. Thực tế, không khí luôn được tạo ra và tồn tại trong đường tiêu hóa của chúng ta, trong đó: khoảng 75% là kết quả từ quá trình lên men các chất trong đại tràng. 25% còn lại là không khí nuốt phải (khi ăn, nói chuyện…) và không khí khuếch tán từ màu vào đường tiêu hóa.
Ở trẻ sơ sinh, vì dạ dày còn nằm ngang và thức ăn mà trẻ ăn hoàn toàn là sữa – dạng lỏng nên rất dễ lẫn nhiều không khí. Do đó, hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và ọc sữa, nôn trớ là điều mà hầu hết các bé đều gặp phải. Nếu bé chỉ bị trớ một lượng ít sau ăn thì không có gì đáng lo ngại. Khoảng 20-50% trẻ sẽ tự khỏi sau 6-12 tháng khi đường tiêu hóa đã hoàn thiện hơn.
Tuy vậy, nếu trớ nhiều thì dễ làm hao hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng tới cân nặng của bé. Đặc biệt là khiến bé khó chịu và làm tăng nguy cơ mắc phải các bênh đường hô hấp do thức ăn trào ngược lên. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ:
Do bé bú chưa đúng cách
Nếu mẹ cho bé bú không đúng cách, đặc biệt là khi bú bình thì bé bị sôi bụng và nôn trớ rất dễ xảy ra. Ví dụ như:
- Núm vú không vừa miệng nên tạo khoảng trống để không khí đi vào.
- Sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm làm bé nuốt phải nhiều không khí hơn và dẫn tới sôi bụng.
- Sữa công thức không được pha đúng tỷ lệ, quá loãng.
- Không đảm bảo vệ sinh dụng cụ khi pha chế.
Do trẻ không hấp thu được lactose
Lactose là một loại đường trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Ở trẻ sơ sinh, một số bé chưa sản sinh đủ enzym lactase để phân hủy lactose, khi không được tiêu hóa đúng cách chúng có thể gây đầy bụng, nôn trớ, thậm chí là sôi bụng tiêu chảy. Một số trẻ có thể tạm thời gặp tình trạng này sau khi bị bệnh dạ dày, viêm ruột… kể cả trước đó trẻ đang đáp ứng rất tốt với sữa.
Do thức ăn
Với trẻ đang bú mẹ thì thức ăn hàng ngày mẹ ăn cũng ảnh hưởng tới dinh dưỡng trong sữa mẹ mà bé bú. Nếu bạn ăn các thức ăn lạ, quá nhiều đạm, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thức ăn chưa chín kỹ (gỏi, tái) thì cũng có thể khiến bé dễ bị sôi bụng, nôn trớ, tiêu chảy.
2/ Cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ
Mẹ cần xử lý đúng cách các dấu hiệu nôn trớ và tình trạng sôi bụng cho bé để con ổn định hệ tiêu hóa và tránh được những chuyển biến nặng nề. Qua đó giúp con hấp thu dinh dưỡng và phát triển toàn diện.
Thay đổi tư thế cho bé bú
Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ, việc đầu tiên chúng ta cần xem xét để điều chỉnh lại là tư thế cho bé bú.
Với trẻ bú mẹ:
- Bế đầu và người trẻ nằm trên một đường thẳng, ôm sát bé vào người sao cho mũi của bé đối diện với núm vú. Dùng tay đỡ mông bé rồi chạm núm vú vào môi trên của trẻ. Đợi đến khi miệng trẻ mở rộng thì mẹ mới đưa núm vú vào miệng bé.
- Nên cho trẻ bú bên trái trước rồi mới chuyển sang bên phải. Điều này sẽ giúp sữa tuần hoàn dễ dàng mà không gây trào ngược.
- Nên cho trẻ bú đủ mỗi bên ít nhất 20 phút để đảm bảo trẻ bú được đủ lượng sữa sau. Tránh việc bé chỉ bú được nhiều sữa đầu, ít dinh dưỡng và nhiều nước, trẻ chóng no nhưng lại không đủ dinh dưỡng và mau đói.
- Sau khi bú xong, bé đứng lên và vỗ nhẹ phần lưng để giúp trẻ ợ hơi. Không đặt trẻ nằm ngay sau khi ăn. Điều này sẽ giúp giảm thiểu lượng không khí bé nuốt phải và giảm hiện tượng đầy hơi, sôi bụng.
Với trẻ bú bình: Chú ý nghiêng bình sữa sao cho sữa ngập cổ bình trong suốt quá trình bú để tránh bé nuốt phải không khí. Ngoài ra, vì dạ dày của bé còn nhỏ nên bạn hãy chia làm nhiều cữ bú và cho bé bú từ từ để quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
Sử dụng sữa free lactose
Trong một số trường hợp, khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng trớ sữa kèm theo tiêu chảy thì bạn nên loại bỏ sữa hay các sản phẩm từ sữa có chứa lactose khỏi chế độ ăn của cả bé và mẹ. Và nên thay thế bằng sữa free lactose cho đến khi tình trạng tiêu chảy ngưng hẳn.
Bổ sung men vi sinh
Bổ sung men vi sinh cũng là một giải pháp hiệu quả và an toàn để khắc phục tình trạng sôi bụng và nôn trớ cho trẻ sơ sinh.
Với sự gia tăng của các lợi khuẩn đường ruột sẽ giúp hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa của bé. Đặc biệt, một số chủng lợi khuẩn thuộc loài L.reuteri còn đã được chứng minh cho hiệu quả rõ trong việc giảm nôn trớ, khóc dạ đề, đau bụng, rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm men vi sinh Simbiosistem Gocce (100% Italy), với thành phần là 2 chủng lợi khuẩn L.reuteri LRE02 và L.rhamnosus LR06 chuyên biệt cho các trường hợp nôn trớ, đầy bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân sống… ở trẻ. Đây cũng là men vi sinh đầu tiên được phân phối tại VN sản xuất theo Công nghệ bao phim lợi khuẩn, cho hiệu quả nhanh và ổn định gấp 5 lần thông thường.
Chú ý chế độ ăn của mẹ
Với trẻ sơ sinh, dinh dưỡng chính là sữa mẹ thì chế độ ăn của mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, bạn nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây, bổ sung đạm (thịt) với lượng vừa phải và hạn chế các thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ khó tiêu hóa.
Trên đây là nguyên nhân cũng như cách xử lý cho tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ. Nhìn chung, đây là tình trạng sinh lý bình thường và cha mẹ có thể tự khắc phục tại nhà. Tuy vậy, khi thấy trẻ nôn liên tục, nôn vọt kèm theo các triệu chứng như: sốt, ho, co giật, đau quặn bụng, trướng bụng,… thì hãy cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Tham khảo thêm:
– Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to
– Bụng kêu ọc ọc liên tục là bệnh gì? Các cách điều trị hiệu quả
– Xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn: Khi nào thì cần đi bệnh viện?