Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to: Nguyên nhân và cách xử lý

Hiện tượng bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to khiến nhiều ba mẹ không khỏi lo lắng. Tình trạng này không phải hiếm gặp, thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng này, hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây bao gồm nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh hiệu quả.

1/ Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to do nguyên nhân gì

Bé bị đầy hơi nôn trớ liên tục kèm theo biểu hiện bụng chướng khi cơ thể đang phản xạ để bảo vệ chính mình khỏi virus gây bệnh. Tình trạng này thường đi kèm với biểu hiện bụng chướng to và khó chịu, nhiều bé bị nặng hơn còn có nguy cơ sốt, mệt mỏi, thở nhanh… Các nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này là ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, nhiễm trùng, dị ứng đồ ăn…

bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Trẻ bị nôn trớ liên tục bụng chướng to nhiều khả năng do bị ngộ độc khi vô tình ăn phải thứ gì đó độc hại. Nếu đúng là do nguyên nhân này, đây là tình trạng rất nguy hiểm và bạn cần đưa con đến cơ sở y tế ngay để cấp cứu.

DỊ ỨNG ĐỒ ĂN

Ở độ tuổi ăn dặm hoặc thiếu niên, nhiều trẻ thường bị dị ứng đồ ăn dẫn đến tình trạng nôn trớ kèm theo chướng bụng. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ nổi mẩn đỏ, sưng môi, lưỡi hoặc vòm họng.

VIÊM ĐƯỜNG RUỘT

Bệnh viêm đường ruột là tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột do một số loại virus gây ra. Không chỉ bị nôn trớ liên tục khi bị viêm đường ruột, trẻ còn có thể bị tiêu chảy, bụng chướng to. Thông thường, con sẽ khỏi bệnh sau 1-2 ngày.

VIÊM RUỘT THỪA

Triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa còn là khó thở, và đau bụng dữ dội, một số bé bị nôn trớ liên tục. Nếu thấy con quá đau bụng, bụng chướng to hãy đưa con đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được điều trị.

BỆNH NHIỄM TRÙNG KHÁC

Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to còn được chuẩn đoán do một số loại nhiễm trùng như viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh viêm màng não hay nhiễm trùng tai giữa. Thông thường, mắc các bệnh lý nguy hiểm như vậy, bé sẽ có dấu hiệu như sốt cao, khó thở, khóc dữ dội. Khi đó, tốt nhất là bậc phụ huynh nên đưa bé đi bệnh viện để được chữa trị phù hợp.

các bệnh nhiễm trùng

2/ Điều trị nôn trớ liên tục bụng chướng ở trẻ em

Tình trạng bé bị nôn trớ nhiều lần trong ngày và chướng bụng thông thường có thể được điều trị tại nhà, trừ những trường hợp xuất hiện dấu hiệu bất thường phải đến gặp bác sĩ ngay. Tình trạng nôn trớ nhiều lần sẽ khiến con bị mất nước, do đó, việc quan trọng phải làm trong quá trình điều trị nôn trớ bụng chướng ở trẻ là bù nước cho con.

Cách bù nước cho trẻ

*Với trẻ bú sữa mẹ

  • Cho bé bú trong khoảng thời gian ngắn hơn: 2 giờ 1 lần, mỗi lần diễn ra từ 5-10 phút
  • Nếu sau 8 giờ, con còn nôn trớ liên tục, hãy đưa con đến gặp bác sĩ

bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to

*Với trẻ bú sữa công thức

  • Cho con uống sữa ít một, không uống nhiều cùng một lúc
  • Có thể cho bé uống chất điện giải (loại dành riêng cho bé, tùy theo độ tuổi)
  • Sau khi dùng điện giải được 8 tiếng và không nôn, bạn nên cho bé uống sữa lại với một lượng nhỏ để uống từ từ

*Với trẻ trên 1 tuổi

  • Bổ sung nước/ sữa sau mỗi 15 phút
  • Nếu sau một ngày, hiện tượng bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to không còn, bạn có thể cho con ăn trở lại như thường

Sử dụng men vi sinh

Để giúp các bé bị nôn trớ và chướng bụng nhanh chóng hồi phục lại trạng thái bình thường, ba mẹ có thể tham khảo sử dụng sản phẩm men vi sinh Simbiosistem Gocce. Đây là một loại men vi sinh nhỏ giọt hỗ trợ cân bằng vi sinh đường ruột và cải thiện tình trạng đau bụng co thắt hay trào ngược dạ dày hiệu quả cho trẻ. 

dùng men vi sinh

Không những vậy, sản phẩm còn hỗ trợ trẻ bị tiêu chảy, khó tiêu, giảm tình trạng chướng bụng, khó chịu cho bé. Simbiosistem Gocce đã được chứng minh an toàn để sử dụng cho cả bé trên và dưới 1 tuổi.

3/ Phòng tránh tình trạng bé bị nôn chớ liên tục bụng chướng to

Bé bị nôn trớ đầy bụng là hiện tượng hoàn toàn có thể tránh được, nếu cha mẹ có thể thực hiện những biện pháp phòng tránh như sau:

  • Lên một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh phù hợp với tình trạng sức khỏe và độ tuổi của bé
  • Uống đủ sữa/ nước, hoặc chất điện giải dành riêng cho bé đã được bác sĩ chỉ định để bù nước hiệu quả nhất
  • Cho bé bú ở tư thế đứng, không nên cho bé nằm ngay sau khi ăn vì bé dễ bị nôn trớ
  • Không để con tiếp xúc với không khí nóng, ẩm, khói bụi, nước hoa…  những chất này có thể kích thích nôn trở liên tục

bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to

Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to cơ bản không gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu được điều trị phù hợp. Trong trường hợp bé ngoài nôn trớ còn kèm theo các biểu hiện lạ như sốt và quấy khóc dữ dội, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Với những thông tin trên đây, hy vọng mẹ sẽ có được cách chăm sóc phù hợp để giúp con vượt qua tình trạng nôn trớ và chướng bụng khó chịu này.

Tham khảo thêm:

Trẻ bị đau bụng sau khi ăn là do đâu? Liệu có nguy hiểm không?

Trẻ bị sốt và chướng bụng nguyên nhân là gì? Cần xử lý ra sao?

Bụng kêu ọc ọc liên tục là bệnh gì? Các cách điều trị hiệu quả

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline