Cách nhận biết bé bú đủ qua nước tiểu dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn khi chăm bé. Việc tự hỏi liệu bé đã thực sự bú đủ hay chưa là lo lắng ở nhiều mẹ vì chúng ta gần như không thể đong sữa, không thể nhìn thấy lượng sữa khi cho bé bú.
1/ Cách nhận biết bé bú đủ qua nước tiểu
Có nhiều cách để mẹ có thể biết được bé đã được bú đủ hay chưa mà Buona sẽ chia sẻ cụ thể trong phần sau của bài viết. Nhưng trong đó, cách nhận biết bé bú đủ qua nước tiểu là cách làm dễ dàng nhất và được nhiều mẹ áp dụng.
Để làm được điều này, mẹ hãy kiểm tra:
- Màu sắc của nước tiểu: khi được bú đủ sữa mẹ, nước tiểu của bé sẽ có màu vàng nhạt trong, thường không có mùi. Đôi khi có những đốm màu hồng trong nước tiểu trong vài ngày đầu tiên sau sinh. Nhìn chung, nước tiểu của bé không nên có màu vàng sẫm, nếu có màu vàng sẫm, mẹ hãy cho bé bú thường xuyên hơn
- Số lần tã ướt (có cảm giác tương đương 2 thìa canh (30 cc) đến 4 thìa canh (60 cc) nước trên tã khô): trong những ngày đầu tiên, số lần tã ướt của bé nên là
- 1 ngày: tối thiểu 1 lần ướt tã trong 24h
- 2 ngày: tối thiểu 2 lần ướt tã trong 24h
- 3 ngày: tối thiểu 3 lần ướt tã trong 24h
- 4 ngày: tối thiểu 4 lần ướt tã trong 24h
- 5 ngày: tối thiểu 5 lần ướt tã trong 24h
- 6 ngày trở lên: 6 – 8 lần ướt tã trong 24h
Nếu nước tiểu của bé sẫm màu, có mùi hay số lần tã ướt ít hơn so với bình thường thì đây là những dấu hiệu cho thấy bé đang không được bú đủ.
2/ Làm thế nào để biết bé bú đủ sữa mẹ hay chưa?
Để biết được bé đã bú đủ sữa mẹ hay chưa, bên cạnh cách nhận biết bé bú đủ qua nước tiểu thì mẹ còn có thể nhìn nhận qua những cách khác như:
- Cách trẻ bú vú mẹ:
- Miệng của bé phải mở rộng và môi chu ra trong khi bú
- Bé bú ngắn, nhanh trong 1 – 2 phút kể từ khi bắt đầu bú cho tới lúc sữa mẹ bắt đầu chảy
- Bé bú chậm lại. Lúc này, bé nuốt như một âm thanh “kaa”, miệng mở rất rộng, có một khoảng dừng sau đó ngậm lại. Nếu bé có kiểu bú mở – ngừng – đóng này trong hầu hết thời gian bú thì bé đã bú đủ sữa mẹ
- Bé bú và nuốt nhiều lần, nghỉ một lúc trước khi bú và nuốt trở lại là điều bình thường
- Kiểm tra sự tăng cân và chiều cao của bé để đảm bảo bé đang phát triển tốt
- Kiểm tra kiểu ngủ và thức của bé: trong tháng đầu tiên, bé nên thức dậy bú 8 – 12 lần trong 24h, hoặc sau mỗi 1h30p – 3h. Sữa mẹ dễ tiêu hoá hơn sữa công thức nên bé có thể nhanh đói hơn. Bé bú trong khoảng 15 – 45p. Sau đó, số lần bú trong ngày sẽ giảm dần xuống 6 – 8 lần khi bé lớn hơn
Chúng ta không nên dựa trên những dấu hiệu sau để biết bé đã bú đủ hay chưa:
- Cảm giác ngực của mẹ, từ căng, mềm và sưng sang dễ chịu hơn. Sự thay đổi cảm giác này không có nghĩa là mẹ đang sản xuất ít sữa hơn.
- Lượng sữa mà mẹ có thể vắt ra, vì thực tế mẹ chỉ có thể lấy được một lượng nhỏ sữa từ vú của mình bằng tay hoặc máy hút sữa. Trẻ bú mẹ tốt sẽ bú mẹ tốt hơn rất nhiều so với máy hút sữa
- Bé quấy khóc (nhưng vẫn tăng cân tốt)
Bên cạnh đó, mẹ nên đưa bé đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ nếu:
- Bé rất quấy khóc
- Bé có vẻ yếu ớt
- Khóc yếu ớt
- Miệng của bé có vẻ khô
- Bé cần được đánh thức để bú
Có một số dấu hiệu cho thấy bé không được bú đủ như:
- Bé không đi tiểu thường xuyên, sẫm màu hay có mùi
- Bé có vẻ rất buồn ngủ hoặc lờ đờ do thiếu năng lượng
- Bé thường ngủ ngay sau khi bắt đầu bú hoặc mất hơn 30 – 40 phút cho mỗi lần bú
- Núm vú của mẹ bị đau hoặc nông
- Bé không lấy lại cân nặng sau sinh 10 – 14 ngày hoặc tăng cân chậm
Và trong những tháng đầu đời này, điều quan trọng không kém là mẹ hãy cố gắng duy trì nguồn sữa, nhất là khi bé bú không tốt. Như việc cho bé bú thường xuyên trong những ngày đầu sẽ giúp phát ra tín hiệu giúp ngực của mẹ tạo ra nhiều sữa hơn. Nếu cảm thấy bé bú không đủ, hãy cân nhắc việc vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy. Mẹ có thể cho sữa vắt ra bằng thìa, cốc hoặc cho trực tiếp vào miệng bé.
Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp mẹ biết cách nhận biết bé bú đủ qua nước tiểu, biết bé đã được bú đủ sữa mẹ hay chưa. Nếu bé có các dấu hiệu không bú đủ sữa, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ Bác sĩ hay chuyên gia bạn nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.aboutkidshealth.ca/article?contentid=634&language=english
- https://llli.org/breastfeeding-info/is-baby-getting-enough/
- https://www.breastfeeding.asn.au/resources/baby-getting-enough-breastmilk