Những lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh tránh bị sặc

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh là một trong những cách hiệu quả làm sạch mũi, tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu làm không đúng cách thì rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị sặc gây khó chịu cho bé. Cùng tìm hiểu những lưu ý sau đây để có thể thực hiện an toàn cho bé.

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Việc này sẽ giúp bé thoải mái hơn, tránh gỉ mũi và dịch nhầy bít tắc đường thở của trẻ sơ sinh, làm bé quấy khóc, khó chịu cả ngày. Việc rửa mũi còn ngăn chặn được sự xâm nhập của vi khuẩn vào họng, tai và ngăn ngừa một số bệnh lây lan qua đường hô hấp.

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị sặc

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị sặc nếu không thực hiện đúng thao tác

Chỉ cần 3 bước đơn giản, thì các mẹ đã tự rửa mũi cho trẻ sơ sinh của mình tại nhà một cách an toàn tránh bị sặc bằng bộ dụng cụ chuyên dụng.
+ Bước 1: Đầu tiên, mẹ làm ẩm mũi trẻ với nước muối.
+ Bước 2: Mẹ đặt trẻ nằm ở vị trí đầu nghiêng sang 1 bên khi trẻ dưới 1 tuổi. Rồi sử dụng dụng cụ xịt rửa mũi chuyên dụng chứa nước muối, để vào sát vách lỗ mũi của bé và chú ý cách xa vạch an toàn.
+ Bước 3: Thực hiện xịt rửa một cách dứt khoát và liên tục trong vòng từ 2 đến 3 giây.
+ Bước 4: Để rửa mũi bên kia của trẻ đó là nghiêng đầu trẻ về phía còn lại và tiếp tục những động tác rửa mũi như trên.

Tham khảo: Mẹ có nên rửa mũi cho bé hàng ngày bằng nước muối?

Những lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị sặc

+ Trước khi tiến hành rửa mũi cho trẻ thì mẹ nên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn hay cồn sát khuẩn để đảm bảo an toàn khi tiến hành rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Điều đó sẽ giúp trẻ tránh được việc vi khuẩn tấn công vào mũi trẻ thông qua tiếp xúc với tay mẹ.
+ Các mẹ cần kiểm tra phía đầu lọ nước muối sinh lý trước khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh có đảm bảo an toàn, không có bất cứ vật gì nhô lên, hay cạnh sắc nào có thể gây tổn thương đến mũi trẻ.
+ Trong quá trình rửa mũi cho trẻ sơ sinh: Các mẹ chú ý không nên xịt quá mạnh tay, cũng như không nên dùng xi lanh thông thường, không có đầu bảo vệ vòi phun để xịt nước muối rửa mũi cho bé vì điều này sẽ tạo ra một áp lực lớn ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.
+ Mẹ nhớ làm ấm nước muối trước khi rửa cho bé để bé không quá sợ hãi, khóc lớn và dễ sặc. Nước muối ấm cũng ít kích ứng niêm mạc mũi của trẻ hơn.

Lưu ý khi rửa mũi cho trẻ tránh bị sặc

Lưu ý khi rửa mũi cho trẻ tránh bị sặc

Ngoài ra, việc lựa chọn dụng cụ rửa mũi cùng rất quan trọng. Hiện nay thị trường có bán sẵn bộ KIT gồm nước muối sinh lý và dụng cụ rửa mũi thích hợp với xi lanh chuyên dụng có đầu ống phun được thiết kế tròn, mềm, rất an toàn cho trẻ sơ sinh. Đây là thiết bị rửa mũi ứng dụng công nghệ màng nano độc quyền (cấp bằng sáng chế năm 2017 tại Italy), mang đến những tính năng hiệu quả và an toàn cho bé từ ngay 3 tháng tuổi.

Tham khảo: Nebial 3% KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em

Trên đây là một số lưu ý khi rửa mũi cho trẻ sơ sinh tránh bị sặc. Hy vọng với những chia sẻ trên thì các mẹ đã “bỏ túi” cho mình những kinh nghiệm đơn giản và an toàn để bảo vệ tốt cho em bé của mình.

Xem thêm bài viết: Hiện tượng thở dài ở trẻ em là bệnh gì?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline