Không ít khó khăn mà mẹ sẽ phải đối diện trong giai đoạn trẻ ăn dặm, như: trẻ không chịu ăn, ngậm thức ăn, táo bón… Mong rằng thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng dưới đây sẽ giúp mẹ và bé trải qua giai đoạn này một cách dễ dàng hơn và hình thành nơi bé một thói quen ăn uống tốt.
1/ Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng
Với trẻ 7 tháng ăn dặm, thực đơn 30 ngày cho bé nhìn chung vẫn cần đảm bảo 60 – 70% là sữa mẹ/ sữa công thức, chỉ 30 – 40% là thức ăn dặm.
Mẹ có thể tham khảo gợi ý dưới đây khi xây dựng thực đơn ăn dặm trong 30 ngày cho bé. Lưu ý là dù lựa chọn thực phẩm nào thì bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chính là: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất. Đồng thời mẹ nên lựa chọn thực phẩm theo mùa vụ để thức ăn được tươi ngon và hạn chế dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
Thực đơn tuần 1
Trẻ 7 tháng sẽ cần 1 bữa chính (buổi trưa) và 1 bữa phụ (buổi chiều), trong các thời điểm khác (bữa sáng, bữa tối) mẹ hãy tiếp tục cho bé bú nhé.
Đây là gợi ý ăn dặm vào bữa trưa và bữa chiều mà mẹ có thể tham khảo cho con:
Ngày 1:
- Bữa trưa: Cháo lòng đỏ trứng/ Súp lơ trắng sốt cà chua
- Bữa chiều: Táo trộn khoai lang
Ngày 2:
- Bữa trưa: Cháo lòng đỏ trứng/ Súp cà rốt, bắp cải
- Bữa chiều: Dâu tây trộn sữa
Ngày 3:
- Bữa trưa: Khoai tây trộn lòng đỏ trứng/ Cải bó xôi luộc mềm
- Bữa chiều: Chuối trộn sữa
Ngày 4:
- Bữa trưa: Cháo gà, bắp cải
- Bữa chiều: Bơ và chuối nghiền
Ngày 5:
- Bữa trưa: Thịt gà sốt khoai tây
- Bữa chiều: Dưa hấu nghiền
Ngày 6:
- Bữa trưa: Mì gà, cà chua, cải thảo
- Bữa chiều: Kiwi nghiền
Ngày 7:
- Bữa trưa: Súp khoai lang/ Rau cải bó xôi, đậu phụ nghiền
- Bữa chiều: Táo hấp nghiền
Thực đơn tuần 2
Trong tuần tiếp theo, mẹ có thể lựa chọn các món ăn dặm cho bé có phần đặc hơn như:
Ngày 1:
- Bữa trưa: Đậu phụ trộn cà tím/ Cháo trứng cà chua
- Bữa chiều: Sữa chua trộn dâu tây
Ngày 2:
- Bữa trưa: Đậu phụ trộn bí ngô/ Cháo rau cải bó xôi
- Bữa chiều: Bơ trộn sữa
Ngày 3:
- Bữa trưa: Cá thịt trắng trộn bắp cải/ Súp khoai tây trộn sữa
- Bữa chiều: Dưa hấu nghiền
Ngày 4:
- Bữa trưa: Mì udon nấu cá thịt trắng, cải bỏ xôi, cà rốt
- Bữa chiều: Sữa chua trộn chuối
Ngày 5:
- Bữa trưa: Cá thịt trắng kho củ cải/ Cháo rây
- Bữa chiều: Kiwi nghiền
Ngày 6:
- Bữa trưa: Khoai sọ nấu rau cải/ Cháo trứng
- Bữa chiều: Dâu tây nghiền
Ngày 7:
- Bữa trưa: Mì udon sốt rau củ/ Thịt gà trộn khoai tây
- Bữa chiều: Chuối nghiền
Thực đơn tuần 3
Ở tuần thứ 3 này, tiếp tục với các thức ăn đa dạng, có phần đặc hơn thì mẹ đã có thể bắt đầu cho bé làm quen với sữa chua không đường để tăng cường các lợi khuẩn, tốt cho đường tiêu hoá.
Ngày 1:
- Bữa trưa: Cá sốt cà chua/ Súp cà rốt bắp cải/ Cháo rây
- Bữa chiều: Bơ trộn sữa chua
Ngày 2:
- Bữa trưa: Trứng xào súp lơ/ Bí ngô trộn đậu phụ/ Cháo rây
- Bữa chiều: Lê hấp nghiền
Ngày 3:
- Bữa trưa: Gan gà nấu rau cải/ Khoai tây trộn trứng
- Bữa chiều: Dưa hấu nghiền
Ngày 4:
- Bữa trưa: Đậu phụ sốt cà chua/ Cá thịt trắng nấu bắp cải/ Cháo rây
- Bữa chiều: Dâu tây trộn sữa
Ngày 5:
- Bữa trưa: Rau cải thảo nấu thịt gà/ Bí đỏ trộn đậu hà lan/ Cháo rây
- Bữa chiều: Táo trộn sữa chua
Ngày 6:
- Bữa trưa: Súp lơ trắng sốt cà chua/ Cá trộn khoai lang
- Bữa chiều: Chuối nghiền
Ngày 7:
- Bữa trưa: Udon nấu thịt gà, cà chua, súp lơ
- Bữa chiều: Kiwi nghiền
Thực đơn tuần 4
Trong tuần cuối của thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng, mẹ có thể lựa chọn các món ăn như sau:
Ngày 1:
- Bữa trưa: Cá thịt trắng sốt đậu hà lan/ Khoai sọ nghiền
- Bữa chiều: Dưa hấu dầm
Ngày 2:
- Bữa trưa: Trứng xào cà rốt/ Bí ngô trộn đậu phụ/ Cháo rây
- Bữa chiều: Táo trộn khoai lang
Ngày 3:
- Bữa trưa: Súp thịt gà, bắp cải/ Khoai tây trộn sữa
- Bữa chiều: Bơ trộn sữa
Ngày 4:
- Bữa trưa: Cá sốt cà chua/ Súp cà rốt bắp cải
- Bữa chiều: Dâu tây dầm
Ngày 5:
- Bữa trưa: Khoai sọ nấu rau cải/ Cháo trứng
- Bữa chiều: Chuối dầm
Ngày 6:
- Bữa trưa: Đậu phụ trộn khoai lang/ Súp thịt gà bắp cải
- Bữa chiều: Dâu tây trộn sữa chua
Ngày 7:
- Bữa trưa: Cháo cá nấu rau cải ngọt
- Bữa chiều: Bơ dầm
Nhìn chung, thực đơn ăn dặm cho bé sẽ cần đa dạng, phong phú để không chỉ cung cấp đủ dinh dưỡng mà còn tạo sự hứng thú cho bé trong giai đoạn này mẹ nhé!
2/ Chế biến thực phẩm ăn dặm cho bé 7 tháng thế nào?
Khi 6, 7 tháng tuổi trẻ đã có thể bắt đầu tiếp xúc với các thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Đây cũng là điều cần thiết vì lúc này sữa mẹ hay sữa công thức đã không còn đáp ứng đủ cho sự phát triển khoẻ mạnh bình thường ở trẻ.
Tuy nhiên, vì dạ dày của bé còn nhạy cảm và cần thời gian để làm quen với thức ăn mới nên mẹ nên chú ý một số điểm khi chế biến thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng như sau:
Thực phẩm nhiều tinh bột
Thực phẩm nhiều tinh bột (gạo, ngô, miến, sắn…) sẽ hấp thụ rất nhiều nước khi nấu và trở nên “cồng kềnh” khi tiêu hoá. Trẻ sẽ phải ăn lượng lớn hơn để có đủ năng lượng, trong khi dạ dày còn nhỏ.
Do đó, thức ăn của trẻ cần được chế biến thành các món cháo, súp mềm. Đồng thời nên thêm vào các thực phẩm như đậu đũa, dầu thực vật, thịt, cá, rau xanh, trái cây… để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bé. Có thể sử dụng ngũ cốc nảy mầm để tăng gấp đôi lượng bột mà không làm thay đổi độ đặc của cháo.
Thực phẩm giàu năng lượng
Với các thực phẩm giàu năng lượng (nhiều chất béo, protein) như: lạc, đậu nành, hạt vừng, hạt dưa, hạt hướng dương… thì mẹ nên nấu chín trước rồi bổ sung vào thức ăn dặm cho bé.
Rau xanh, trái cây
Mẹ có thể thêm rau xanh, trái cây vào món ăn dặm cho bé hoặc cho con ăn riêng. Với các cách chế biến phù hợp như:
- Rau có lá xanh đậm: thái nhỏ, giã nhỏ hoặc nghiền nát
- Bí ngô, khoai lang: nghiền mịn
- Chuối, xoài, ổi: nghiền mịn
- Cam, quýt, chanh: vắt nước
Khi trẻ 7 tháng đã quen thuộc hơn với thức ăn dặm, thay vì các món ăn mềm thì mẹ có thể cho trẻ làm quen với dạng thức ăn cầm tay (rau củ, trái cây). Cách ăn này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng phối hợp tay – mắt và học cách cắn, nhai, nuốt, thêm hứng thú với bữa ăn. Nhưng quan trọng là, mẹ hãy luôn ở cùng trẻ để đảm bảo trẻ nuốt chúng một cách an toàn nhé.
3/ Chế độ dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng
Trẻ sẽ dần chuyển từ bữa ăn toàn sữa mẹ/ sữa công thức sang bữa ăn với thức ăn đặc 2-3 bữa/ngày. Để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, mẹ sẽ cần thay đổi thực đơn đa dạng, đầy đủ các nhóm chất.
Trung bình, trẻ 7-8 tháng sẽ cần 700-1000ml sữa mẹ/ sữa công thức, 4-9 thìa ngũ cốc, trái cây, rau củ và 1-6 thìa thịt mỗi ngày. Tuy nhiên, chế độ ăn và tần suất ăn sẽ khác nhau tuỳ thuộc từng bé.
Ngoài việc đáp đứng ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ thì mẹ cũng nên lưu ý:
- Không cần thêm muối, đường vào thức ăn của trẻ vì thận của trẻ chưa xử lý được muối, và đường có thể gây sâu răng
- Kiên trì. Có thể sẽ cần thử 10 lần hay nhiều hơn để trẻ làm quen với thực phẩm, kết cấu hay hương vị mới. Nên tiếp tục cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn ngay cả những món có vẻ bé không thích
- Hoàn toàn bình thường khi trẻ có những ngày ăn nhiều hơn, ăn ít hơn hay không muốn ăn
- Không nên cho trẻ < 12 tháng ăn vặt. Nếu cảm thấy bé đói, hãy cho con uống sữa
Nếu cảm thấy trẻ ăn không đủ trong giai đoạn ăn dặm này, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyen gia dinh dưỡng để được đánh giá chính xác. Nhưng nếu bé vẫn đang tiếp tục phát triển với tốc độ bình thường theo biểu đồ tăng tưởng, bú ngủ tốt thì mẹ không cần lo lắng quá nhé.
Mong rằng với gợi ý thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng trên đây đã giúp mẹ dễ dàng hơn khi xây dựng thực đơn cho bé. Hãy kiên nhẫn đồng hành cùng con trong giai đoạn học hỏi, làm quen với thức ăn mới này mẹ nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.fao.org/3/X3996E/x3996e17.htm
- https://www.nhs.uk/start-for-life/baby/weaning/what-to-feed-your-baby/7-to-9-months/
- https://www.whattoexpect.com/first-year/feeding-baby/nutritional-needs-of-babies