Trẻ chậm mọc răng cách khắc phục thế nào? Nên ăn gì và bổ sung gì

Trẻ chậm mọc răng là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, nhất là đối với những ai mới nuôi con lần đầu. Vậy trẻ mọc răng chậm có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Bố mẹ nên khắc phục thế nào và đảm bảo chế động dinh dưỡng bổ sung cho con khi mọc răng chậm?

Buona Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm mọc răng? 

+ Nguyên nhân di truyền. Nếu trong nhà có người cùng huyết thống như ông bà, bố mẹ của bé chậm mọc răng thì rất có thể bé cũng sẽ chậm mọc răng.

+ Thiếu dinh dưỡng. Nếu trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nhất là canxi trong những năm đầu đời thì bé cũng có thể chậm mọc răng.

+ Suy giáp. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết để cơ thể có thể hoạt động bình thường, quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị gián đoạn. Những dấu hiệu suy giáp ở trẻ có thể là chậm mọc răng, chậm biết nói, chậm biết đi, …

Trẻ chậm mọc răng

Sau 13 tháng tuổi mà trẻ chưa mọc răng thì được coi là chậm

Trẻ chậm mọc răng có sao không?

Thực tế đã cho thấy rằng bố mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ chậm mọc răng bởi điều này không gây ra những nguy hiểm tới sức khỏe và sự phát triển của con. Mỗi trẻ sẽ có thời gian mọc răng khác nhau, có trẻ mọc răng sớm, có trẻ răng mọc muộn hơn và đến khoảng 2-3 tuổi trẻ sẽ mọc đầy đủ số răng sữa.

Nếu bố mẹ vẫn cảm thấy lo lắng không biết khi trẻ mọc răng có gây ra những hậu quả nghiêm trọng hay không thì có thể trực tiếp đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và chuẩn đoán chính xác tình trạng của bé. Tuy nhiên thông thường những trẻ chậm mọc răng là do thiếu canxi, bố mẹ có thể chú ý bổ sung dưỡng chất cho bé và không nên quan tâm đến cân nặng của bé trong thời điểm này bởi có thể trẻ mọc răng sẽ kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc gây tụt cân.

bé chậm mọc răng có sao không

Mẹ không cần quá lo lắng nếu bé nhà mình gặp tình trạng chậm mọc răng

Việc mọc răng ở trẻ diễn ra như thế nào?

Quy trình mọc răng bình thường ở trẻ

Ở trẻ sơ sinh, việc mọc răng của bé hầu hết diễn ra theo quy trình như sau:
+ Tháng thứ 6 đến tháng thứ 10: mọc 2 răng cửa dưới.
+ Tháng thứ 8 đến tháng thứ 12: mọc hai chiếc răng cửa trên tiếp theo, thường gọi là răng thỏ.
+ Tháng thứ 9 đến tháng thứ 13: mọc 2 chiếc răng cửa trên tiếp theo. Như vậy, trong vòng 12 tháng đầu, bé mọc được 6 răng cửa, trong đó có 4 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới.

Trẻ chậm mọc răng

Trong vòng 12 tháng đầu, bé mọc được 6 răng cửa, trong đó có 4 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới.

+ Từ tháng thứ 10 đến tháng thứ 16: mọc tiếp răng cửa dưới tiếp theo.
+ Sau khi 8 răng cửa đã mọc hết, từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 19, bé sẽ mọc tiếp hai răng hàm trên.
+ Từ tháng thứ 14 đến tháng thứ 18 tháng: mọc 2 răng hàm dưới.
+ Từ tháng thứ 16 đến tháng thứ 22: mọc hai răng nanh hàm trên.
+ Từ tháng thứ 17 đến tháng thứ 23: mọc tiếp 2 răng nanh hàm dưới.
+ Từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 33: mọc nốt 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng.

Tất cả răng sữa của trẻ đều sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, chiếc răng trưởng thành đầu tiên sẽ xuất hiện khi trẻ lên 6 tuổi. 6 – 8 năm tiếp theo cả 2 cùng tồn tại. Sâu răng sữa sẽ ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn sau này. Do đó, ngay từ khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện, cha mẹ đã cần rèn luyện cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng tốt.

Có phải trẻ nào cũng tuân theo quy trình trên?

Có một số bé mọc răng rất sớm, từ khi 4,5 tháng tuổi. Nhưng cũng có những bé mọc răng muộn hơn, ở giai đoạn 9,10 tháng tuổi, thậm chí là 1 tuổi mới mọc chiếc răng đầu tiên. Vì vậy, bố mẹ cũng đừng lo lắng quá nếu như trẻ 8 tháng chưa mọc răng. Nếu sau 13 tháng mà trẻ vẫn chưa mọc răng thì được coi là chậm mọc răng. Bố mẹ cần tìm ra nguyên nhân trẻ chậm mọc răng để có những can thiệp kịp thời.

Bé chậm mọc răng, mẹ phải làm sao?

Trước tiên, khi thấy bé chậm mọc răng, mẹ cần tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu đã loại bỏ được nguyên nhân di truyền, mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xác định nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng. Bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng của bé và đưa ra những can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý những điều sau:

+ Cải thiện chế độ dinh dưỡng của bé. Trong khẩu phần ăn của bé, mẹ nên gia tăng những thực phẩm có nhiều canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành, … Bên cạnh đó, trong thức ăn của bé cần có thêm 1-1.5 thìa dầu ăn (loại dành riêng cho bé) để tăng khả năng hấp thụ canxi.

+ Bổ sung vitamin D. Mẹ cũng nên bổ sung vitamin D cho bé để giúp xương và răng chắc khỏe hơn.

+ Chú ý khi pha sữa công thức. Mẹ không nên pha sữa cho bé bằng nước bột hoặc nước rau củ để tránh làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của bé.

Có nên bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng?

Mẹ hoàn toàn nên bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng để giúp bé có đầy đủ canxi trong việc phát triển toàn diện thể chất và trí tuệ của trẻ.

Bên cạnh canxi từ thực phẩm, để hiệu quả cao hơn mẹ nên bổ sung canxi từ các loại thực phẩm bổ sung cho bé. Nên chọn các sản phẩm có kết hợp vitamin D3 để canxi được hấp thu tốt hơn, thúc đẩy quá trình mọc răng của bé đồng thời tăng cường sức đề kháng và củng cố hệ miễn dịch toàn diện cho trẻ nhỏ.

Canxi cafir

Nếu mẹ lo lắng trẻ bị táo bón khi uống canxi thì có thể tham khảo sản phẩm Canxi Kafir D3 của hãng Dược phẩm Buona (Italy). Đây là sản phẩm canxi đầu tiên trên thị trường có thêm thành phần nấm sữa Kefir. Không chỉ cung cấp thêm các lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa của bé, Kefir còn giúp hấp thu canxi tốt hơn, tăng khả năng đưa canxi hướng đích tới xương, không gây nóng trong, táo bón và bảo vệ men răng cho trẻ.

Trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì?

Bất cứ trẻ nào cũng sẽ mọc đầy đủ răng sữa trong khoảng từ 2 đến 3 tuổi nên bố mẹ không nên lo lắng mà cho bé sử dụng các loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Bố mẹ có thể bổ sung các loại dung dịch bổ trợ tăng cường canxi, kẽm và vitamin D3 cho bé. Cũng không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép bởi sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Bé chậm mọc răng nên ăn gì?

Mẹ có thể tham khảo một số các thực phẩm để trả lời cho câu hỏi bé chậm mọc răng nên ăn gì như sau:

– Thực phẩm chứa nhiêu canxi: giúp cấu trúc xương và răng trở nên vững chắc giúp bé có một hàm răng khỏe mạnh, không dễ mắc các bệnh lý về răng miệng.

Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi mà mẹ có thể bổ sung cho bé: sữa, trứng, phô mai, tôm, cua…

Để trẻ có thể hấp thụ canxi một cách tốt nhất, mẹ nên cho bé tắm nắng hoặc bổ sung thêm vitamin D3, canxi trong sản phẩm Canxi Kafir D3.

Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng

Ăn các thực phẩm chứa canxi giúp xương bé phát triển cao lớn và khỏe mạnh

– Thực phẩm chứa nhiều vitamin và dưỡng chất khác

Ngoài canxi đặc biệt tốt khi trẻ chậm mọc răng, mẹ nên cung cấp đầy đủ tất cả các dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác như:

– Phốt pho (thịt động vật)

– Magie: tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ

– Vitamin C: cam, quýt nhằm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ.

– Vitamin A: trứng, sữa, rau củ màu đỏ, vàng … nhằm bảo vệ sức khỏe khoang miệng của bé giúp quá trình mọc răng thuận lợi, bé tránh được các bệnh về nướu, răng hiệu quả.

Trên đây là những điều mà cha mẹ nên chú ý khi trẻ chậm mọc răng. Các phụ huynh hãy chú ý theo dõi quá trình mọc răng của trẻ để có thể có những điều chỉnh kịp thời!

Tham khảo ngay:

5 cách phòng chống & khắc phục chứng sâu răng ở trẻ nhỏ

Bé chậm biết đi nên bổ sung gì? Và cần tránh những thực phẩm gì

2 Comments

  1. Kim anh Tháng Tư 7, 2022
    • Dược sĩ Buona Tháng Tư 7, 2022

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline