Trẻ sơ sinh hay bị nhợn là bị làm sao? Những nguyên nhân cần biết

Trẻ sơ sinh hay bị nhợn là hiện tượng thường xảy ra đi kèm với nôn trớ khiến nhiều ba mẹ không khỏi lo lắng. Thông thường, các bậc phụ huynh đều biết đây là tình trạng bé cảm thấy ghê cổ và buồn nôn ở cổ họng. Tuy nhiên, hầu hết đều chưa hiểu nguyên nhân gây ra biểu hiện này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng nhợn, nôn trớ ở trẻ sơ sinh và biết được một số mẹo xử lý tại nhà.

1/ Trẻ sơ sinh hay bị nhợn là bị gì?

Hay bị nhợn và nôn sữa là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt khi con mới được 1 – 3 tháng tuổi. Theo các bác sĩ, nhợn được hiểu là bị ghê cổ và cảm thấy khó chịu ở họng dẫn đến việc muốn nôn.

tre so sinh hay bi nhon

Tùy thuộc vào một số triệu chứng đi kèm, trẻ sơ sinh hay bị nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở một số trường hợp, trẻ bị nhợn ói là do ăn bị vướng đờm từ bệnh lý nghẹt mũi. Trên thực tế, ba mẹ không cần phải quá lo lắng về tình trạng trẻ sơ sinh hay bị nhợn vì con sẽ nhanh chóng khỏi bệnh trong một vài ngày nếu bạn áp dụng những mẹo chăm sóc phù hợp.

2/ Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nhợn?

Nguyên nhân của nhợn, nôn trớ hay nôn sữa ở trẻ sơ sinh đều có thể được quy vào một nhóm tương tự nhau. Tùy theo mức độ nôn và các triệu chứng khác của từng trẻ, mà có những nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất các ba mẹ cần lưu ý.

Bé bú sữa ở tư thế không đúng cách

Cách cho bú và tư thế đặt bé nằm bú là nguyên nhân hàng đầu khiến bé dễ bị ọc sữa và nhợn. Hãy cùng xem bạn có đang mắc phải những sai lầm này không:

  • Cho trẻ ngậm tí quá lâu khiến bé ăn quá no
  • Đặt bé nằm xuống giường (không kê gối) ngay sau khi con vừa bú no
  • Quấn tã/ chăn cho bé quá chặt, đặc biệt ở vùng bụng
  • Để bình bú chưa đúng cách khiến con nuối phải nhiều khí

Do hệ tiêu hóa gặp vấn đề

Một số bệnh lý về hệ tiêu hóa như sau có thể khiến hiện tượng trẻ sơ sinh hay bị nhợn và nôn thường xuyên xảy ra hơn.

  • Rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy
  • Viêm hô hấp trên
  • Dị tật đường tiêu hóa: hẹp tá tràng bẩm sinh, thoát vị hoành, teo thực quản
  • Tắc ruột, xoắn ruột: bụng chướng, đi ngoài phân có máu, dịch dạ dày màu nâu đen
  • Áp lực nội sọ

Có thể nói, trẻ sơ sinh hay bị buồn nôn thường do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và các hoạt động của dạ dày/ đường ruột chưa trơn tru. Tuy nhiên, khi bé bị nôn trớ trong thời gian dài và số lần nôn càng nhiều, ba mẹ không nên chủ quan, ngược lại phải thường xuyên quan sát và chăm sóc cho bé.

3/ Cần làm gì khi bé hay bị nhợn

Đối với tình trạng trẻ sơ sinh hay bị nhợn, trước hết ba mẹ cần kiểm tra và quan sát xem con có biểu hiện nào đi kèm không. Đa số các trường hợp bé đều bị nôn sữa do bú quá nhiều hoặc không đúng tư thế. Để khắc phục tình trạng như vậy, ba mẹ có thể tham khảo một số mẹo xử lý và chăm sóc như sau.

Cho bé bú đúng cách

Để giảm thiểu tối đa khả năng bé bị nôn trớ do bú không đúng tư thế, mẹ cần ghi nhớ và áp dụng những lưu ý:

  • Đặt trẻ nằm từ từ xuống sau khi cho con bú xong
  • Không ép trẻ bú quá nhiều
  • Nên kê đầu con cao hơn thân
  • Quấn tã cho bé theo cách mà con cảm thấy thoải mái nhất

Xử lý trong khi bé bị nhợn, nôn trớ

Trong khi bé đang nôn trớ, tốt nhất là mẹ cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên. Điều này sẽ giúp con không bị sặc chất nôn gây ra sự khó chịu ở cổ họng và miệng.

Sau đó, mẹ hãy lấy khăn sạch lau phần mũi và miệng để con không cảm thấy đắng họng. Ngoài ra, các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên bế xốc trẻ lên lúc này, vì làm như vậy sẽ khiến nguy cơ trào dịch ói vào phổi tăng cao.

Bổ sung nước

Hiện tượng bé sơ sinh hay bị nhợn buồn nôn sẽ gây ra tình trạng mất nước. Bởi vậy, sau khi bé nôn, ba mẹ hãy cho trẻ uống nước, uống từng chút một. Điều này không chỉ giúp bé cảm thấy dễ chịu ở họng và miệng, mà còn giúp bổ sung nước cho cơ thể bé sớm hồi phục.

Cho bé đi ngủ

Giấc ngủ góp phần giúp bé nhanh chóng hồi phục vì khi bị nôn trớ, các bé đều rất mệt mỏi, và thậm chí không muốn ăn. Do vậy, đừng ép trẻ bú sữa, mà hãy để con nghỉ ngơi. Khi bé cảm thấy đỡ hơn, và muốn bú, mẹ hãy cho con bú để bổ sung dinh dưỡng cần thiết.

Chú ý chế độ dinh dưỡng của mẹ

Dinh dưỡng của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con. Một số trường hợp trẻ sơ sinh hay bị nhợn là do mắc các bệnh về tiêu hóa như táo bón và tiêu chảy. Do vậy, nếu thấy trẻ có những triệu chứng này, bên cạnh việc chăm sóc cho con, bạn cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn của mình sao cho hợp lý.

Trường hợp nên đưa tới bệnh viện

Nếu thấy em bé hay bị nhợn, buồn nôn và trớ cùng với một số biểu hiện như sau, tốt nhất là ba mẹ nên đưa con đi khám để được điều trị kịp thời.

  • Tiêu chảy, chướng bụng, mất nước, ít đi tiểu, miệng khô
  • Sốt cao, đau đầu, cứng cổ, đau dạ dày
  • Nôn trớ liên tục trong 1 ngày
  • Xanh xao, mệt mỏi, ốm yếu và liên tục quấy khóc hoặc nằm li bì

Nhìn chung, trẻ sơ sinh hay bị nhợn thường do chế độ sinh hoạt và bú sữa chưa đúng cách. Với những thông tin trên đây, hy vọng Buona có thể giảm bớt sự lo lắng cho phụ huynh và giúp bé chăm sóc bé tốt hơn. Các ba mẹ nên thường xuyên theo dõi trẻ và những triệu chứng kèm theo để từ đó có cách xử lý phù hợp giúp con mau trở về trạng thái sức khỏe bình thường.

Tham khảo thêm:

Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to

Trẻ sơ sinh hay bị sặc nước bọt do nguyên nhân gì? Mẹo xử lý

Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong có sao không? Cần phải làm gì?

Trẻ buồn nôn nhưng không nôn được do đâu? Phải làm sao để xử lý

Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ sữa mà mẹ nên biết

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline