Trẻ buồn nôn nhưng không nôn được do đâu? Phải làm sao để xử lý

Trẻ buồn nôn nhưng không nôn được có thể đôi khi hoặc thường xuyên xảy ra khiến các bố mẹ luôn cảm thấy lo lắng rằng sức khỏe của con mình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy hiện tượng này là gì? Nguyên nhân do đâu? Cùng tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác nhất!

1/ Hiện tượng trẻ buồn nôn nhưng không nôn được

Trẻ buồn nôn nhưng không nôn được là hiện tượng trẻ có những cảm giác khó chịu trong bụng kèm theo ngứa họng, muốn trực trào hết ra ngoài nhưng không được khiến trẻ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, chán ăn và quấy khóc dai dẳng.

Đây có thể được coi là biểu hiện của các bệnh lý về dạ dày của trẻ đang có vấn đề và hoạt động không hiệu quả. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé về thể chất, trí tuệ nên các bậc phụ huynh không nên chủ quan với những dấu hiệu buồn nôn mà không nôn được.

Tình trạng này có thể đến bất chợt, kéo dài tùy theo những nguyên nhân khác nhau và thể trạng của từng trẻ khi phản ứng với cơn buồn nôn tới. Lúc này, bố mẹ nên đặc biệt chú ý đến các biểu hiện của con để có giải pháp kịp thời.

trẻ buồn nôn nhưng không nôn được

Buồn nôn, hay chớ hiện tượng xảy ra phổ biến ở trẻ khi hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện

2/ Tại sao lại buồn nôn mà không nôn được

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ buồn nôn nhưng không nôn được. Cụ thể có thể kể đến một số lý do sau đây:

– Do căng thẳng

Trẻ nhỏ cũng có những lo lắng, bồn chồn, sợ hãi nhất định như sợ tiêm, sợ đau, ốm, mệt mỏi … Tình trạng này sẽ khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, khó khăn trong việc tiêu hóa khiến các độc tố tích tụ lại trong cơ thể gây ra đau tức bụng, buồn nôn.

Ngoài ra, khi căng thẳng sẽ dẫn đến rối loạn tâm lý ở trẻ khiến các hooc môn được phát sinh nhiều dẫn đến trẻ luôn có cảm giác nôn nao khó chịu nhưng không thể nôn được, đổ mồ hôi, khó thở, tim đập nhanh …

– Bệnh về đường tiêu hóa

Hiện tượng trẻ buồn nôn nhưng không nôn được là biểu hiện rõ ràng nhất của các bệnh về đường tiêu hóa của trẻ đang không được hoạt động tốt. Cụ thể:

+ Trẻ bị trào ngược dạ dày: khi đó axit từ trong bụng sản sinh do quá trình tiêu hóa không thực hiện tốt sẽ trào lên thực quản gây ra cảm giác đầy bụng, buồn nôn. Trẻ sẽ liên tục có dấu hiệu ợ hơi, cảm giác sắp nôn nhưng không nôn được.

+ Viêm loét dạ dày: sau khi ăn, trẻ có dấu hiệu nôn ọe, chướng bụng, ợ hơi. Điều này được thể hiện ở việc trẻ quấy khóc kéo dài vì luôn có cảm giác có cơn đau bụng âm ỉ, bụng nóng khiến trẻ mệt mỏi, chóng mặt.

+ Tắc ruột: tiêu hóa không tốt hoặc trẻ vừa ăn xong đã chạy nhảy gắng sức sẽ dẫn tới tình trạng đau bụng nhiều, khó đi vệ sinh, buồn nôn …

Tham khảo: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Kinh nghiệm hay cho mẹ

tại sao trẻ buồn nôn nhưng không nôn được

Nguyên nhân dẫn tình trạng bé không nôn được là do hệ tiêu hóa không được hoạt động tốt

– Cơ thể bé bị mất nước

Khi cơ thể trẻ mệt mỏi do sự tấn công của vi khuẩn, vi rút, tình trạng mất nước sẽ xảy ra. Cơ thể mất cân bằng và không thể giúp hệ tuần hoàn làm đúng chức năng dẫn đến hệ tiêu hóa không vận hành tốt khiến cảm giác buồn nôn sẽ xuất hiện.

Đó là lí do vì sao buồn nôn luôn được biết đến như một dấu hiệu để nhận biết một người có đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe nào không.

– Trẻ uống thuốc khi đói bụng

Việc trẻ uống thuốc khi đói bụng sẽ khiến đường ruột phải sản sinh ra axit dạ dày khiến cơ thể trẻ sẽ  bị nôn nao. Lúc này bụng trẻ sẽ cồn cào gây ra cảm giác bồn chồn tuy nhiên trong khi đói dạ dày không có gì bên trong sẽ khiến bé có cảm giác nôn nao buồn nôn trong người.

3/ Khi trẻ buồn nôn phải làm sao?

Trẻ buồn nôn nhưng không nôn được sẽ gây ra những cảm giác rất khó chịu và bức bối cho trẻ. Vì vậy, để giảm bớt những phiền toái mà tình trạng này đem lại, mẹ có thể cho trẻ thực hiện những điều sau:

– Cho trẻ uống thật nhiều nước

Việc uống nhiều nước sẽ giảm tức thời những hiện tượng như ợ nóng, đầy hơi khiến cảm giác buồn nôn hình thành. Khi cơ thể được cung cấp nước, trẻ sẽ cảm thấy đỡ mệt mỏi, bồn chồn và căng thẳng hơn.

buồn nôn thì phải làm sao

Uống nước sẽ giúp cơ thể trẻ cảm thấy thoải mái hơn

 – Không cho bé tiếp xúc với những loại mùi khó chịu

Mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc với những loại mùi gây cảm giác mạnh như nước hoa, các loại mùi mà trẻ dị ứng. Đặc biệt, không cho bé ngửi mùi thuốc lá bởi có thể khiến tình trạng bồn chồn, đau đầu của bé trở nên nghiêm trọng hơn.

– Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm

Mẹ có thể cho bé ăn các loại cháo, súp, đồ ăn dạng lỏng, mềm và tốt cho hệ tiêu hóa. Điều này sẽ giúp bé được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cho đường ruột hoạt động hiệu quả.

Tuyệt đối trong lúc bé có hiện tượng buồn nôn không nên cho bé ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, chất béo làm tăng nguy cơ đầy bụng, khó tiêu trở nên cao hơn.

– Bổ sung men vi sinh có chủng lợi khuẩn Lactobacillus Reuteri. Nghiên cứu cho thấy, chủng lợi khuẩn này mang lại hiệu quả rõ ràng trong các trường hợp nôn trớ, trào ngược ở trẻ, trong khi các chủng lợi khuẩn khác ít hoặc kém tác dụng.

– Đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường như buồn nôn kèm theo sốt, ho, khó thở … hoặc tự điều trị tại nhà 2-3 ngày không thuyên giảm thì mẹ không nên chủ quan mà nên đưa con đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu khiến bệnh lý của trẻ chuyển biến phức tạp hơn.

Mong rằng bài viết trẻ buồn nôn nhưng không nôn được đã giúp cho các mẹ hiểu thêm về cách chăm sóc sức khỏe bé yêu của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn!

Tham khảo thêm:

Bé bị nôn trớ liên tục bụng chướng to

– Trẻ 5 tuổi bị nôn nhiều không sốt do nguyên nhân gì? Có sao không

Xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn: Khi nào thì cần đi bệnh viện?

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline