Trẻ em có dễ mắc virus Corona Vũ Hán (COVID-19) không?

Theo thống kê cho tới hiện tại, virus Corona Vũ Hán (COVID-19) gây nhiễm bệnh chủ yếu ở đối tượng > 50 tuổi mắc các bệnh lý khác kèm theo. Song vẫn ghi nhận nhiều trường hợp trẻ em mắc bệnh. Vậy trẻ em có dễ mắc virus COVID-19 này không? Đối tượng nào dễ gặp nguy hiểm khi nhiễm loại virus này?

Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.

1. Virus Corona truyền nhiễm qua cơ thể như thế nào?

corora lây truyền thế nào

Virus Corona là những virus ARN sợi đơn. Hệ gen của chúng bao gồm một sợi ARN thay vì ADN và mỗi virus được bao bọc bởi các protein hình gai. Những protein này chìa ra xung quanh như chóp vương miện, do đó họ virus này được đặt tên là corona – mang ý nghĩa là vương miện. Đây không phải là virus đơn lẻ mà là họ virus lớn. Trong đó, virus Corona Vũ Hán (COVID-19) là chủng virus Corona thứ 7 lây nhiễm sang người, trước đó đã có chủng Ebola, SARS, MERS,…

Động vật nhiễm virus Corona thường chứa một loại protein đặc biệt trong tế bào (thụ thể ACE2). Đầu tiên, các protein hình gai sẽ bám vào protein đặc biệt này giúp virus Corona bám dính và xâm chiếm tế bào, sau đó nhân lên và lây nhiễm sang tế bào khác. Vì người, dơi,… cũng có các loại protein đặc biệt này nên chúng ta từ các độ tuổi khác nhau đều có nguy cơ bị virus Corona xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, virus Corona rất dễ bị đột biến và phát sinh nhiều đặc tính mới. Chúng ta cần liên tục cập nhật thông tin để có hướng xử trí phù hợp. (Bạn có thể tham khảo trang tin chính từ Bộ Y tế tại link: http://vncdc.gov.vn/…/phong-chong-dich-benh-viem-phoi-cap https://suckhoedoisong.vn/Virus-nCoV-cap-nhat)

Tham khảo: Điều gì xảy ra với cơ thể khi nhiễm virus Corona Vũ Hán (2019-nCoV)?

2. Điểm chung của những đối tượng tử vong vì virus Corona Vũ Hán

Phần lớn các bệnh nhân tử vong do COVID-19 đến nay đều mắc nhiều bệnh như các bệnh tự miễn hoặc viêm nhiễm thứ phát. Mục tiêu của phản ứng miễn dịch là loại trừ yếu tố lạ xâm nhập, vì vậy khi virus xâm chiếm tế bào, hệ miễn dịch sẽ tích cực hoạt động, bận rộn chiến đấu với virus và khó khăn để khắc phục nhiều vấn đề cùng một lúc. Những căn bệnh sẵn có dễ diễn biến xấu hơn, việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân. Vì vậy, bên cạnh công tác phòng chống dịch bệnh, cha mẹ cần lưu ý tăng sức đề kháng cho trẻ cũng như các thành viên trong gia đình và kiểm soát tốt các bệnh kèm theo nếu có.

Tham khảo: Phòng dịch viêm phổi Corona cùng siro tăng đề kháng Difesa

3. Trẻ em có dễ mắc virus Corona Vũ Hán (COVID-19) không?

Theo thống kê, đã có trường hợp trẻ sơ sinh dương tính với virus COVID-19 khi làm xét nghiệm 30 giờ sau sinh tại Vũ Hán, Trung Quốc. Một bé gái 2 tháng tuổi cũng mắc bệnh tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc cùng một số trường hợp khác. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em nhiễm virus COVID-19 tương đối ít so với người lớn.

Trẻ em có dễ mắc virus Corona Vũ Hán không?

Theo bác sĩ Malik Peiris (trưởng khoa virus học, Đại học Hong Kong): “Suy đoán thận trọng nhất của tôi là trẻ em vẫn bị nhiễm virus nhưng bệnh chỉ bộc phát nhẹ. Số lượng các trường hợp nhiễm bệnh ở trẻ có thể được ghi nhận ít hơn thực tế vì chúng ta không có dữ liệu về các trường hợp nhẹ”. Các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được hiện tượng này.

Tương tự như thế, trong đại dịch SARS năm 2003 tỷ lệ trẻ em nhiễm bệnh cũng ít hơn và không có trường hợp thiệt mạng. Dựa trên thống kê và những gì chúng ta quan sát được ở thời điểm hiện tại thì trẻ em có thể nhiễm virus nhưng không bộc lộ triệu chứng hoặc chỉ phát bệnh rất nhẹ.

Tham khảo: PHÒNG HƠN CHỮA – bài học từ virus COVID-19 và hàng loạt dịch bệnh trong quá khứ

Tuy nhiên, nếu trẻ em nhiễm virus Corona thì tình hình sẽ chuyển biến xấu theo một hướng khác, dịch bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Người lớn ít truyền bệnh sang trẻ em vì mọi người đều có ý thức rửa tay, che miệng,… và triệu chứng ít nhiều đều đã rõ ràng. Nhưng ở trẻ em thì ngược lại, khả năng nhiễm bệnh từ trẻ nhiễm virus dễ dàng hơn rất nhiều so với từ người lớn. Do đó, bảo vệ trẻ trước bệnh dịch cũng là cách bạn đang bảo vệ chính bản thân và cả gia đình.

Theo CDC, trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm virus cảm cúm, như viêm phổi, suy thận hoặc suy hô hấp. Đây là thời điểm mà trẻ dễ bị virus cúm tấn công, kèm theo đó là các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, ho, sốt,… Bạn hãy kiểm soát tốt các tình trạng này ở trẻ và chủ động tăng cường sức đề kháng cho bé. Rửa mũi cho trẻ với nước muối ưu trương 3% để nhanh chóng loại  bỏ dịch nhầy, giải quyết nhanh tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở và giúp hệ hô hấp của trẻ luôn khỏe mạnh.

Tham khảo: Nebial KIT – Bộ sản phẩm rửa mũi, xịt xông mũi họng chuyên dụng cho trẻ em

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào thêm về sản phẩm Buona hay sức khỏe của bé, bạn hãy liên hệ với Buona qua facebook/zalo hoặc gọi trực tiếp đến Tổng đài 0974.402.860 để được tư vấn miễn phí nhanh nhất!

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline