Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì? Các nguyên nhân tiềm ẩn cần lưu ý

Kém hấp thu thường khiến trẻ đau bụng, đầy hơi… các khó chịu đường tiêu hoá nặng nề hơn và về lâu dài còn có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì để loại bỏ tình trạng này? Cùng Buona tìm xem câu trả lời phù hợp cho bé mẹ nhé!

1/ Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì?

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì? Các nguyên nhân tiềm ẩn cần lưu ý - Ảnh 1

Tuỳ thuộc nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng mà triệu chứng kém hấp thu ở mỗi trẻ có phần khác nhau. Theo đó, trẻ nên bổ sung gì cũng sẽ khác nhau.

Do đó, mẹ nên cho bé đến bác sĩ nhi khoa để được kiểm tra chi tiết và có lời khuyên phù hợp nhất. Trẻ có thể sẽ cần xét nghiệm máu, mồ hôi, phân, chụp CT hay nội soi thực quản, dạ dày và ruột non (EGD). Sau đó, tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên xử trí phù hợp.

Nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu sẽ quyết định việc trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì. Bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau:

  • Thuốc kháng sinh: trong trường hợp viêm, tiêu chảy liên quan tới nhiễm khuẩn đường ruột
  • Men vi sinh: bổ sung lợi khuẩn trong trường hợp trẻ rối loạn tiêu hoá, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng
  • Enzyme: khi cơ thể thiếu hụt các enzyme tiêu hoá hoặc trong bệnh xơ nang (cơ thể sản xuất không đủ lượng enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa, đồng thời khiến mồ hôi tiết bất thường)
  • Vitamin & khoáng chất để bù lượng dinh dưỡng thiếu hụt, ngăn các ảnh hưởng lâu dài do thiếu vi chất
  • Thuốc điều trị khác: khi kém hấp thu liên quan tới bệnh lý cụ thể nào đó

Bên cạnh đó, nếu con bạn kém hấp thu do không dung nạp thực phẩm hoặc nguyên nhân không rõ ràng thì bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ xây dựng một kế hoạch dinh dưỡng dễ hấp thu, phù hợp cho bé.

2/ Những nguyên nhân khiến trẻ kém hấp thu

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì? Các nguyên nhân tiềm ẩn cần lưu ý - Ảnh 2

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì sẽ tuỳ thuộc khá nhiều bởi nguyên nhân gây ra nó. Do đó, chúng ta nên làm rõ các nguyên nhân này để điều trị cho bé một cách hiệu quả.

Lý do gây kém hấp thu phổ biến nhất ở trẻ là thành ruột bị tổn thương do virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng, khiến bề mặt ruột thay đổi và làm các chất dinh dưỡng khó đi qua được. Dưới tác động của nhu động ruột thì các chất dinh dưỡng này sẽ bị cuốn trôi ra ngoài theo phân.

Tuy nhiên, ảnh hưởng này thường không kéo dài và không đáng lo ngại vì bề mặt ruột có khả năng làm lành nhanh chóng. Trẻ thường cảm thấy khoẻ lại chỉ sau vài ngày chăm sóc tại nhà.

Nhưng trong một số ít trường hợp thì tình trạng kém hấp thu này có thể xuất phát từ các bệnh lý tiềm ẩn. Khi không được quan tâm kịp thời nó có thể kéo dài và để lại các ảnh hưởng nặng nề, trẻ mệt mỏi, suy dinh dưỡng. Bao gồm:

  • Không dung nạp protein sữa
  • Không dung nạp lactose
  • Thiếu máu
  • Bệnh Crohn
  • Bệnh celiac
  • Bệnh xơ nang
  • Viêm tụy
  • Bệnh gan
  • Hội chứng ruột ngắn
  • Bệnh ung thư

Dù xuất phát từ bất kỳ lý do nào, nhưng khi đường tiêu hoá của trẻ không thể xử lý một số loại đường, chất béo, protein hoặc vitamin thì về lâu dài đều có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Do đó khi nghi ngờ trẻ kém hấp thu, mẹ nên theo dõi kỹ các dấu hiệu ở con và đưa bé đi khám kịp thời để được bác sĩ kiểm tra chi tiết.

3/ Khi trẻ hấp thu kém cần làm gì?

Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì? Các nguyên nhân tiềm ẩn cần lưu ý - Ảnh 3

Loại bỏ chứng kém hấp thu ở trẻ dựa trên 3 nguyên tắc chính:

  • Làm rõ và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh
  • Áp dụng chế độ ăn dễ tiêu hoá và hấp thu hơn
  • Cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ sung để bù đắp dinh dưỡng bị thiếu hụt và hỗ trợ đường tiêu hoá

Khi xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý khiến đường ruột bị thiếu các enzym tiêu hoá hay hoạt động quá mạnh. Các bác sĩ có thể kể đơn một số loại thuốc để loại bỏ tác nhân gây viêm, hoặc giúp các cơ đường tiêu hoá thư giãn, có thêm thời gian để chất dinh dưỡng hấp thu vào máu.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý trong việc chăm sóc tại nhà cho trẻ ngang qua chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý hơn. Trừ trường hợp trẻ dị ứng với một số thực phẩm nhất định, mẹ vẫn cần chú ý cho bé ăn các thực phẩm đa dạng, đầy đủ 4 nhóm chất. Đồng thời lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và chế biến thành các món ăn dễ tiêu hoá, sử dụng vừa phải dầu mỡ, hạn chế đường và các thức ăn nhanh kém dinh dưỡng.

Như vậy, trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì thì mẹ có thể cân nhắc tới vitamin tổng hợp, men vi sinh… là những lựa chọn an toàn để bổ dung dinh dưỡng và hỗ trợ đường tiêu hoá cho trẻ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng khó chịu đường tiêu hoá của trẻ nặng hay kéo dài thì mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa trẻ tới khám bác sĩ để được làm rõ nguyên nhân và điều trị phù hợp nhé.

Tài liệu tham khảo:

  • https://careoptionsforkids.com/blog/pediatric-malabsorption-syndrome
  • https://www.childrens.com/specialties-services/conditions/diarrhea-and-malabsorption
  • https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/abdominal/Pages/Malabsorption.aspx

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline