Trẻ khó ngủ buồn bực chân tay là bệnh gì? Giải pháp khắc phục

Trẻ khó ngủ buồn bực chân tay, con khó chịu, ngủ không ngon. Không chỉ giấc ngủ của bé mà cả ba mẹ cũng phần nào bị ảnh hưởng. Vậy điều này có sao không và ba mẹ có thể làm gì để giúp con? Cùng Buona xem câu trả lời trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

1/ Dấu hiệu trẻ khó ngủ buồn bực chân tay

Trẻ khó ngủ buồn bực chân tay là bệnh gì? Giải pháp khắc phục - Ảnh 1

Khó ngủ buồn bực chân tay khiến trẻ khó có được giấc ngủ ngon. Trẻ cũng có thể gặp phải các dấu hiệu tương tự như ở người lớn. Các triệu chứng thường bắt đầu vào ban đêm sau khi trẻ đã ngồi hay nằm được một thời gian.

Cảm giác này được đặc trưng bởi việc khó chịu, muốn cử động chân. Một sỗ trẻ có cảm giác như có kiến bò, kéo hoặc nóng rát ở bắp đùi, bắp chân hay bàn chân. Những khó chịu này tạm thời thuyên giảm khi trẻ duỗi, dịch chuyển chân, hoặc khi đứng lên và đi lại xung quanh.

Ngoài ra, một số trẻ có thể gặp các khó chịu ngày càng tăng, nhưng sau đó giảm dần và không liên quan tới nhu cầu vận động.

Nhìn chung, các dấu hiệu xuất hiện và ít nhiều ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Đặc trưng bởi cảm giác muốn đi chuyển chân khi ngủ để bớt khó chịu. Chất lượng và số lượng giấc ngủ của trẻ bị giảm sút nên còn có thể dẫn đến tâm trạng ủ rũ, cáu kỉnh, thiếu tập trung, mệt mỏi hoặc hiếu động thái quá.

2/ Trẻ khó ngủ buồn bực chân tay là bệnh gì?

Trẻ khó ngủ buồn bực chân tay là bệnh gì? Giải pháp khắc phục - Ảnh 2

Trẻ khó ngủ buồn bực chân tay thường được biết do hội chứng chân không yên, xuất hiện ở khoảng 2% trẻ em trong độ tuổi đi học. Đây là bệnh lý cần được quan sát đánh giá, chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Các triệu chứng của hội chứng chân không yên thường bắt đầu trong thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên. Có thể xuất hiện cả ban ngày lẫn ban đêm. Hội chứng này được xác định khi trẻ có cảm giác muốn cử động chân, trầm trọng hơn khi ngồi hoặc nằm, giảm một phần hoặc hoàn toàn khi cử động. Cảm giác khó chịu thường tăng vào buổi tối và ban đêm, hoặc chỉ xảy ra vào thời điểm này.

Bên cạnh đó, nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ và tiền sử gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc hội chứng này, mẹ cũng nên đưa bé đi khám để được bác sĩ kiểm tra.

Những trẻ mắc hội chứng chân không yên trong giai đoạn khởi phát sớm có thể xuất hiện tình trạng thiếu sắt trong não, làm dopamine – hormon giúp kiểm soát hoạt động trong não thấp.

Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ hội chứng chân không yên với chứng co giật nhẹ ở chân khi chìm vào giấc ngủ. Chuyển động này còn được gọi là “bắt đầu thôi miên” và là một phản ứng bình thường của giấc ngủ, không gây khó chịu nhiều như hội chứng chân không yên và trẻ vẫn có giấc ngủ bình thường sau đó.

Trẻ khó ngủ, buồn bực chân tay có thể là dấu hiệu của hội chứng chân không yên hoặc phản ứng bình thường lúc bước vào giấc ngủ. Do đó, mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu ở con và cho bé đi khám để làm rõ nhé.

3/ Khi trẻ khó ngủ buồn bực chân tay cần làm gì?

Trẻ khó ngủ buồn bực chân tay là bệnh gì? Giải pháp khắc phục - Ảnh 3

Hiện nay, điều trị hội chứng chân không yên tập trung chủ yếu vào việc làm giảm triệu chứng. Các biện pháp cụ thể như: cho bé tắm nước ấm, xoa bóp chân tay, chườm ấm hoặc chườm mát để làm dịu cảm giác khó chịu, tạo cho bé thói quen tập thể dục thường xuyên, thiết lập thói quen ngủ tốt (giờ ngủ và lịch trình ngủ đều đặn,

Vì thiếu sắt cũng có thể góp phần gây nên hội chứng chân không yên, nên mẹ cũng cần lưu ý cho bé ăn các thực phẩm giàu sắt điển hình như thịt đỏ, rau màu xanh lá đậm, đậu, ngũ cốc… cho bé uống không quá 600ml sữa với trẻ > 1 tuổi.

Mẹ cũng nên bổ sung sắt cho bé nếu con chưa ăn được nhiều các thực phẩm giàu sắt và hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa về việc kiểm tra nồng độ sắt trong máu của trẻ khi cần thiết. Bác sĩ có thể chỉ định bổ sung sắt tốt cho bé như sắt 2 bisglycinate chelate – thành phần sắt được khuyến nghị bởi Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu EFSA cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nhìn chung, khi thấy trẻ chân tay khó chịu, khó ngủ, mẹ nên chú ý thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và giấc ngủ khoa học, đặc biệt lưu ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt. Nếu tình trạng kéo dài hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào làm mẹ lo lắng, hãy đưa con đi khám nhé.

4/ Nên đưa bé khó ngủ buồn bực chân tay khám ở đâu?

Trẻ khó ngủ buồn bực chân tay là bệnh gì? Giải pháp khắc phục - Ảnh 4

Để có thể khám, xét nghiệm sắt dễ dàng và thuận tiện thì mẹ có thể đưa bé tới khám tại các bệnh viện có khoa xét nghiệm với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại gần nhà, hoặc tham khảo một số gợi ý như:

Tại Hà Nội, mẹ có thể đưa bé tới khám tại Bệnh viện Nhi TW (tại 18/879 đường La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa), đây là bệnh viện Nhi khoa đầu ngành với hơn 52 năm hình thành và phát triển; Bệnh viện Xanh Pôn (12 P. Chu Văn An, Điện Biên, Ba Đình); Bệnh viện Bạch Mai (Số 78 Giải Phóng, Đống Đa)…

Tại Hồ Chí Minh, mẹ có thể đưa bé tới khám tại Bệnh viện Nhi đồng I (341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10), Bệnh viện Nhi đồng 2 (14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1), Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (Số 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh)…

Tại khu vực miền Trung, mẹ có thể tới Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng (402 Lê Văn Hiến, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn), Bệnh viện Trung ương Huế (16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế), Bệnh viện Quốc tế Vinh (99 Phạm Đình Toái, Nghi Phan, Thành phố Vinh)…

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ khó ngủ buồn bực chân tay. Hãy thiết lập cho trẻ một chế độ ăn uống, sinh hoạt và giấc ngủ khoa học. Đồng thời theo dõi các biểu hiện và cho con đi khám bác sĩ khi cần thiết mẹ nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.childrenscolorado.org/conditions-and-advice/conditions-and-symptoms/conditions/restless-leg-syndrome/
  • https://newsnetwork.mayoclinic.org/discussion/mayo-clinic-q-and-a-restless-legs-syndrome-in-children/
  • https://www.healthline.com/health/parenting/sleep-disorders-in-children

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline