Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình thường do nguyên nhân nào

Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là hiện tượng thường gặp. Nhiều người chắc chắn còn bỡ ngỡ với tình trạng này khi mới làm ba mẹ lần đầu. Trường hợp bé thường xuyên thở khò khè không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con mà còn khiến ba mẹ bất an, khó ngủ theo. Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây hiểu hơn về hiện tượng em bé sơ sinh thở khò khè.

1/ Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình là gì

Khò khè được hiểu là tiếng âm thanh do đường dẫn khí nhỏ của tiểu phế quản bị tắc nghẽn. Chính vì yếu tố này đã khiến dòng khí lưu thông của trẻ bị ảnh hưởng và dẫn đến thở khò khè.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình. Trong đó, một số nguyên nhân đơn thuần là do môi trường bên ngoài, trong khi cũng có không ít trường hợp là do bé đang gặp phải bệnh lý nào đó.

trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

Điều quan trọng nhất là ba mẹ cần xem xét và theo dõi các triệu chứng của bé để tìm ra nguyên nhân chính xác. Từ đó, có các cách xử lý và chăm sóc phù hợp nhất. Một số nguyên do phổ biến như:

  • Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình thường xuất hiện trong vài phút rồi tự biến mất. Sau đó, con vẫn ăn ngủ bình thường
  • Trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè kèm theo có đờm, rất có thể do thể tạng tăng tiết dịch của trẻ. Đây là tình trạng bé bị sặc sữa, và vì con còn quá nhỏ nên chưa thể tự khạc ra. 
  • Do hệ hô hấp chưa phát triển ổn định
  • Do bị các dị vật bên trong họng, hoặc do hen suyễn, viêm phế quản,…
  • Gặp vấn đề về nôn trớ, tiêu hóa, có đờm… dẫn đến thở khò khè
  • Do thiếu canxi và vitamin D. Ở trường hợp này, trẻ sơ sinh thường thở khò khè có kèm theo biểu hiện chậm mọc răng, quấy khóc, rụng tóc ở vành khăn

Trong nhiều tình huống, trẻ sơ sinh không chỉ thở khò khè, vặn mình mà còn xuất hiện một số dấu hiệu của tình trạng rủi ro sức khỏe chẳng hạn như thở nhanh, không chịu bú, ngủ li bì, mặt tím tái… Đây đều là những triệu chứng cho thấy con có thể gặp nguy hiểm đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng.

những nguyên nhân cần chú ý

Bởi vậy, ba mẹ tuyệt đối không nên chủ quan và nên đưa bé đi khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

2/ Cần làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

Dựa trên nguyên nhân khiến bé sơ sinh thở khò khè, ba mẹ nên áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp để sớm giúp con trở về trạng thái sức khỏe bình thường. Tham khảo một số gợi ý dưới đây nếu không biết trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao.

Lưu ý khi bé có tình trạng khò khè

  • Chú ý đảm bảo nơi con ở sạch sẽ, thông thoáng và thoải mái nhất
  • Để nhiệt độ phòng ngủ không quá lạnh vì khi bị cảm lạnh, tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè vặn mình càng dễ xảy ra
  • Có thể để chậu nước trong phòng để giúp bé không bị khô da, khô mũi
  • Nếu bé vừa thở khò khè, vừa có dấu hiệu sốt, cảm, hãy giữ ẩm cho bé và không nên đưa con ra nơi thoáng gió
  • Thường xuyên bổ sung nước cho bé để cơ thể không bị thiếu nước. Với các bé trên 6 tháng tuổi, bạn có thể cho con uống nước chanh pha mật ong ấm để vùng họng được làm sạch sẽ
  • Nếu biết nguyên nhân là do thiếu vitamin D, hãy cho con tắm nắng đều đặn hơn để cơ thể hấp thu và phát triển tốt hơn.
  • Thường xuyên theo dõi các biểu hiện của bé để phát hiện triệu chứng lạ như mắc dị vật

trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

Bên cạnh đó bạn cũng có thể thường xuyên vệ sinh mũi cho con với dung dịch nước muối ưu trương Nebial 3% với tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp trên – giải pháp không kháng sinh hoàn toàn tự nhiên cho bé giúp thuyên giảm tình trạng khò khè nhanh chóng và hiệu quả.

dung dịch nước muối nebial 3

Khi nào cần đưa con đến bệnh viện?

Hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè hay vặn mình không phải là hiếm gặp. Đa số trường hợp đều sẽ tự hết sau một vài ngày. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan vì nhiều trường hợp bị khò khè là do đang gặp bệnh lý nghiêm trọng. Nếu để tình trạng kéo dài, con sẽ bỏ bú, sụt cân nghiêm trọng và suy hô hấp.

Khi thấy con đang có các dấu hiệu sau, ba mẹ tốt nhất là nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.

  • Hít thở khó, da tím tái, người xanh xao
  • Sốt cao không có dấu hiệu hạ, lồng ngực phập phồng, tim đập nhanh, nôn trớ liên tục
  • Bé thở khò khè và ho liên tục đến tuần thứ 2 (đề phòng nguy cơ con bị viêm phế quản, viêm phổi)

trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình

Hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình đa phần là bình thường. Bởi vậy, ba mẹ cũng không nên lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, nên thường xuyên theo dõi các biểu hiện của bé để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất bình thường và có cách xử lý kịp thời và hiệu quả nhất.

Không ít trường hợp vì chủ quan cho rằng tình trạng này sẽ sớm hết, em bé đã rơi vào những nguy cơ rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng em bé thở khò khè và có cho mình một số mẹo chăm sóc tốt hơn cho con.

Tham khảo thêm: Cách xử lý khi bé thở khò khè bằng 4 mẹo chăm sóc đơn giản

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline