Trẻ thiếu sắt có khó ngủ không? Gây ảnh hưởng như thế nào cho bé

Trẻ thiếu sắt có khó ngủ không là băn khoăn của nhiều mẹ. Hay nếu bổ sung sắt rồi thì con sẽ ngủ ngon hơn? Chúng ta nên làm gì nếu bé gặp trược hợp này? Buona sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1/ Trẻ thiếu sắt có khó ngủ không?

Trẻ thiếu sắt có khó ngủ không? Gây ảnh hưởng như thế nào cho bé - Ảnh 1

Thiếu máu do thiếu sắt (IDA) vẫn tiếp tục là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới. Khi ước tính có khoảng 20-25% trẻ sơ sinh mắc IDA, do nhu cầu sắt tăng cao trong quá trình tăng trưởng nhanh nhưng việc tiêu thụ sắt từ thực phẩm vẫn còn hạn chế.

Theo khoa học đã nhận thấy sự liên quan giữa tình trạng thiếu ngủ ở trẻ em và thiếu sắt, khi những trẻ thiếu sắt thường có nguy cơ thiếu ngủ hay những rối loạn về giấc ngủ khác cao hơn ở trẻ không thiếu sắt. IDA sẽ ảnh hưởng trực tiếp và cả gián tiếp đến giấc ngủ thông qua việc làm thay đổi phản ứng với các yếu tố căng thẳng, lưu lượng máu trong não… Việc thay đổi về giấc ngủ khi diễn ra liên tục có thể là dấu hiệu sớm cho những tác động về lâu dài của IDA.

2/ Những ảnh hưởng khi trẻ khó ngủ do thiếu sắt

Chất lượng và thời lượng giấc ngủ là yếu tố quan trọng cho sự phát triển thể chất, trí tuệ lẫn cảm xúc của trẻ. Do đó trước ảnh hưởng của trẻ thiếu sắt không chỉ dừng lại ở giấc ngủ.

Khi trẻ khó ngủ do thiếu sắt, nhiều nghiên cứu cho thấy IDA có liên quan đến sự thay đổi hành vi, phát triển nhận thức, vận động và cảm xúc xã hội. Mặc dù đã được bổ sung sắt để điều trị IDA, nhưng những rối loạn chức năng này có thể kéo dài thêm một khoảng thời gian sau đó.

Nguyên nhân do trẻ có nguy cơ IDA cao hơn trong giai đoạn 6-24 tháng tuổi. Đây cũng là thời điểm hệ thần kinh đang phát triển nhanh chóng và dễ bị tổn thương, não bộ phát triển nhanh chóng với sự phát triển của quá trình vận động, tinh thần cơ bản.

Tuy vậy, các triệu chứng thiếu sắt ở trẻ thường phát triển rất chậm và ít có biểu hiện cấp tính. Khi trẻ trở nên xanh xao, yếu ớt, ăn ít, dễ mệt mỏi, dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và đường tiêu hoá… cũng là lúc tình trạng thiếu hụt đã trở nên trầm trọng.

3/ Khi bé thiếu sắt khó ngủ cần làm gì?

Để khắc phục bé thiếu sắt khó ngủ một cách hiệu quả, mẹ nên can thiệp vào cả 2 yếu tố là điều trị thiếu máu thiếu sắt và nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bé:

Bổ sung sắt cho trẻ từ thực phẩm bổ sung

Trẻ thiếu sắt có khó ngủ không? Gây ảnh hưởng như thế nào cho bé - Ảnh 2

Mẹ cần bổ sung sắt cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị và tái khám theo lịch hẹn. Đây là điều không thể thiếu khi điều trị thiếu sắt cho bé.

Theo hướng dẫn từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, cần bổ sung sắt cho bé trong các trường hợp:

  • Trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân
  • Trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị thiếu máu, sắt bổ sung không đủ trong giai đoạn mang thai
  • Trẻ không đủ sắt trong chế độ ăn uống (VD: cho trẻ ăn sớm các sản phẩm từ ngũ cốc, trẻ uống quá nhiều sữa làm giảm hấp thu sắt; trẻ ăn chay…) – dễ gặp nhất ở trẻ trong giai đoạn ăn dặm 4 – 12 tháng tuổi, khi các con còn đang làm quen với thức ăn mới nên chưa thể đa dạng thực phẩm, đầy đủ các nhóm chất
  • Trẻ mất máu: viêm ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun móc, trùng roi)
  • Trẻ béo phì
  • Trẻ bệnh thận
  • Trẻ thiếu máu
  • Trẻ bị bệnh Celiac
  • Trẻ ở khu vực có tỷ lệ thiếu máu cao (>40%)

Trẻ thiếu sắt có khó ngủ không? Gây ảnh hưởng như thế nào cho bé - Ảnh 3

Để bổ sung sắt cho trẻ một cách hiệu quả, hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn dễ làm trẻ ngưng hợp tác, mẹ nên tham khảo bổ sung sắt dưới dạng Sắt 2 hữu cơ Bisglycinate Chelate (FeBC) như sắt Ferrodue. Thành phần FeBC đã được Hiệp Hội An Toàn Thực Phẩm Châu Âu (EFSA) khuyến cáo sử dụng để bổ sung sắt cho trẻ sinh non, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhờ sinh khả dụng cao, dễ hấp thu, hạn chế tối đa tình trạng táo bón, kích ứng dạ dày…

Đặc biệt, Ferrodue có vị siro dâu thơm ngon, dạng ống nhỏ giọt dễ chia liều chính xác (1 giọt = 1mg sắt nguyên tố). Sản phẩm an toàn và hiệu quả trong điều trị lẫn dự phòng thiếu sắt cho trẻ.

Tăng cường các thực phẩm giàu sắt

Thực phẩm giàu sắt cho bé

Trong giai đoạn này, mẹ cũng đừng quên cho bé ăn thêm các thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, thịt gà, gan động vật, hải sản, các loại rau màu đậm… để tăng cường lượng sắt.

Lưu ý: sắt trong thực phẩm có nguồn gốc động vật sẽ ở dạng sắt heme dễ hấp thu hơn sắt trong thực vật.

Thiết lập không gian tốt cho giấc ngủ

Dù xuất phát từ nguyên nhân thiếu sắt nhưng những yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Vậy nên, để giúp con ngủ ngon hơn và có thói quen ngủ tốt, mẹ cũng đừng quên:

  • Bố trí phòng ngủ của trẻ yên tĩnh, ít ánh sáng, nhiệt độ phòng phù hợp, thoáng mát…
  • Chuẩn bị giường ngủ thoải mái
  • Cho trẻ bú, ăn vừa đủ trước khi đi ngủ. Tránh bé quá đói hay quá no dẫn đến khó ngủ
  • Thay tã cho bé sạch sẽ

Bên cạnh đó, mẹ cũng hãy chú ý giải quyết các nguyên nhân bệnh lý mà trẻ đang gặp phải nếu có. Như nếu trẻ nghẹt mũi, sổ mũi…, nên nhỏ hay rửa mũi cho bé với nước muối sinh lý hay nước muối ưu trương 3% để làm sạch, thông thoáng đường thở giúp trẻ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

4/ Cách phòng tránh thiếu sắt khó ngủ ở trẻ em

Bổ sung sắt với liều dự phòng cho trẻ

Theo khuyến cáo, nên bổ sung sắt cho trẻ với liều 1mg sắt/kg/ngày từ 4 tháng tuổi ở trẻ đủ tháng, hoặc 2mg sắt/kg/ngày ở trẻ 0 tháng tuổi non tháng cho tới khi con ăn được đều đặn các thực phẩm giàu sắt (thường là 1 tuổi). Nếu trẻ ăn ít các thực phẩm giàu sắt, có thể tiếp tục bổ sung với liều thấp trong liệu trình 2-3 tháng.

Tăng cường các thực phẩm giàu sắt

Mẹ có thể bổ sung sắt dự phòng cho trẻ hoặc không nếu con đã ăn được các thực phẩm giàu sắt. Nhưng việc tăng cường các thực phẩm giàu sắt cho trẻ không thể thiếu:

  • Sắt heme (dễ hấp thu hơn): các loại thịt
    Sắt non heme: được tìm thấy trong thực vật như đậu lăng, đậu hà lan, rau bina, bông cải xanh, đậu xanh, đậu… Nên kết hợp với các thực phẩm nhiều vitamin C như: cam, chanh, quýt, cà chua, dâu tây, ớt chuông… để tăng hấp thu sắt

Thiết lập không gian tốt cho giấc ngủ

Một không gian tốt cho giấc ngủ (yên tĩnh, ít ánh sáng…) sẽ giúp con dễ ngủ, ngủ ngoan, ít trằn trọc thức giấc về đêm hơn.

Như vậy, trẻ thiếu sắt có khó ngủ không thì sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bình thường và cả thói quen ngủ của trẻ. Do đó, mẹ hãy lưu ý bổ sung đủ sắt cũng như các chất dinh dưỡng khác cho trẻ để con phát triển một cách khoẻ mạnh và toàn diện nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3632071/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7989983/
  • https://www.nature.com/articles/pr2007309

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline