Uống rượu tỏi trước khi đi ngủ được một số người truyền tai nhau về tác dụng trên xương khớp, lưu thông máu, giảm mỡ máu, tăng đề kháng… Vậy điều này thực hư ra sao và bạn có nên áp dụng phương thuốc dân gian này trước giờ đi ngủ?
1/ Uống rượu tỏi trước khi đi ngủ có tác dụng gì?
Tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn được dùng rất nhiều trong các bài thuốc Y học Cổ truyền. Tỏi khi được thái hay giã dập sẽ hình thành allicin là một chất chống oxy hoá, giảm viêm. Ngoài tra, theo nghiên cứu, trong tỏi còn có chứa protein, carbohydrates các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho…
Uống rượu tỏi trước khi đi ngủ còn gặp nhiều ý kiến trái chiều, nhưng một số nguồn tin tích cực cho thấy khi sử dụng đều đặn thì uống rượu tỏi có thể giúp bạn:
- Chống đông máu, ngăn hình thành cục máu đông
- Cải thiện lưu thông tuần hoàn máu
- Giảm mỡ máu
- Giải độc kim loại nặng: chì, thuỷ ngân…
- Kháng sinh, kháng nấm, kháng virus, ký sinh trùng
- Chống oxy hoá, chống lão hoá
- Tăng cường miễn dịch
- Ngăn ngừa tiểu đường
- Cải thiện các vấn đề về đường hô hấp: viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang…
- Cải thiện chức năng đường tiêu hoá
- …
2/ Có nên uống rượu tỏi trước khi đi ngủ không?
Trước các tác dụng của rượu tỏi, thế nhưng bạn có nên uống rượu tỏi trước khi đi ngủ không? Hiện chưa có nghiên cứu nào rõ ràng để có thể đưa ra câu trả lời chắc chắn.
Theo quan điểm dân gian, uống rượu tỏi vào buổi tối mang đến nhiều tác dụng như những lợi ích kể trên.
Thế nhưng, theo Y học hiện đại thì bạn không nên sử dụng rượu trước khi đi ngủ, dù chỉ là lượng nhỏ vì nó có thể làm rối loạn giấc ngủ. Tốt nhất, bạn nên tránh uống rượu trong vòng 4 tiếng trước khi đi ngủ. Rượu sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, nó có tác dụng an thần nên mọi người dễ có suy nghĩ rằng rượu sẽ giúp họ ngủ tốt hơn. Thế nhưng, sự thật là rượu có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn nhưng lại khiến chu kỳ giấc ngủ là REM – giai đoạn chuyển động mắt nhanh – ngắn lại. Vì REM là chu kỳ quan trọng, có ý nghĩa trên sức khoẻ nhận thức nên khi bỏ lỡ giai đoạn quan trọng này có thể gây nguy hiểm cho chất lượng giấc ngủ tổng thể và sức khoẻ của bạn.
Cơ thể chúng ta có thể chuyển hoá 20 miligam cồn mỗi giờ và đào thải chúng dần dần qua nước tiểu hoặc nang tóc. Thế nhưng, một thức uống tiêu chuẩn thường có 14 gam cồn nguyên chất. Nên tuỳ thuộc vào lượng tiêu thụ, cồn có thể tồn tại trong máu tới 12h. Ngay cả khi uống rượu vào buổi trưa nhưng quá nhiều, nó vẫn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối của bạn.
Các dấu hiệu cho thấy bạn đã uống rượu quá nhiều trong ngày hay quá gần giờ đi ngủ là: đau đầu, khát nước, mệt mỏi, buồn ngủ…
Do đó, bạn nên cân nhắc điều này để quyết định có nên uống rượu tỏi trước khi đi ngủ không, nhất là khi bạn hay gặp vấn đề về giấc ngủ.
3/ Lưu ý cần biết khi uống rượu tỏi
- Rượu tỏi màu xanh có uống được không: màu sắc này là bình thường, có thể liên quan tới việc bạn dùng tỏi non, nhiệt độ không đúng độ (40 – 45 độ là tốt nhất), tỏi chưa được bóc vỏ, trong củ tỏi đã có mầm… nó chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không gây hại cho sức khoẻ nên bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng bình thường
- Rượu tỏi để được bao lâu: còn tuỳ thuộc vào lượng tỏi và loại rượu sử dụng nhưng thường để được trong 1 năm
- Uống rượu tỏi hàng ngày có tốt không: tuy mang đến nhiều lợi ích sức khoẻ nhưng dùng quá nhiều hay quá thường xuyên khi không thực sự cần thiết có thể gây ngứa, đau dạ dày, rối loạn tiêu hoá, ức chế tuyến giáp… Nếu sử dụng hàng ngày, bạn chỉ nên dùng với lượng nhỏ
- Không nên dùng rượu tỏi với những người:
- Đau mắt đỏ
- Mụn trứng cá
- Sắp phẫu thuật
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Dùng rượu tỏi quá nhiều có thể hại gan thận, kích ứng (nhất là với những ai có cơ địa dị ứng), rối loạn đường tiêu hoá, làm nóng dạ dày gây táo bón, đau bụng, suy tuyến giáp…
Để uống rượu tỏi trước khi đi ngủ một cách an toàn nhất, bạn nên dùng trước khi đi ngủ ít nhất 4 giờ, sử dụng với lượng vừa phải để tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.