Rất nhiều bố mẹ khi thấy bé ăn hay bị nhợn thường vô cùng lo lắng, “đứng ngồi không yên” với mong muốn tìm ra giải pháp xử lý tốt nhất cho bé nhằm giúp bé phát triển toàn diện. Tìm hiểu lý do gây ra tình trạng này cũng như những cách xử lý thông qua bài viết sau đây.
1/ Nguyên nhân bé ăn hay bị nhợn
Bé ăn hay bị nhợn là tình trạng khi ăn trẻ có biểu hiện buồn nôn, chán ăn, không có cảm giác ngon miệng và luôn muốn đẩy hết mọi thứ mình vừa ăn được ra bên ngoài. Hiện tượng này có thể xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ nên mẹ cần đặc biệt quan tâm và chú trọng bởi điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
Để có những giải pháp hiệu quả nhất cho bé có tình trạng bị nhợn trong khi ăn thì mẹ nên biết những nguyên nhân, cụ thể:
Cho trẻ ăn không đúng cách
+ Trẻ bị ép ăn khi đã cảm thấy không muốn tiếp tục ăn nữa thường sẽ bị nhợn. Ăn quá nhiều sẽ có cảm giác buồn nôn, muốn nôn ra ngoài.
+ Trẻ dị ứng với đồ ăn và cảm thấy không ngon miệng
+ Thực đơn của bé không đa dạng, ăn mãi một món khiến bé có cảm giác chán ăn, bé ăn hay bị nhợn.
+ Đối với trẻ chưa ăn dặm: trẻ bú sai cách, không đúng tư thế, bú bình không đúng cách khiến nuốt phải nhiều không khí khiến bụng khó chịu gây ra nôn trớ sau khi ăn.
Một số trường hợp cũng có thể khiến bé bị nhợn đó là bé vừa bú sữa no đã đặt bé nằm xuống hoặc bế thốc lên cao. Bên cạnh đó là việc mặc quần áo, quấn tã cho trẻ vùng rốn quá chặt đều khiến bụng của trẻ bị đè nén dẫn đến trẻ buồn nôn, ăn xong bị nhợn.
Cho trẻ ăn không đúng cách sẽ khiến trẻ không muốn ăn, ăn có cảm giác bị nhợn họng, buồn nôn
Do trẻ mắc phải một số bệnh lý
+ Hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề khiến trẻ có cảm giác đau bụng, buồn nôn và bị nhợn.
+ Các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính liên quan đến hệ hô hấp như: viêm họng, viêm phổi … khiến cổ họng của trẻ đau rát, cơ thể mệt mỏi, khó chịu và không muốn ăn.
+ Trẻ bị trào ngược dạ dày, thực quản do vòng van giữa dạ dày và thực quản quá yếu nên không thể cản được thức ăn trào người lên dẫn đến bé ăn hay bị nhợn. Điều này sẽ dẫn đến viêm thực quản nghiêm trọng ảnh hưởng không chỉ quá trình ăn uống mà còn là khi trẻ hô hấp bình thường.
2/ Tình trạng bé ăn hay bị nhợn có nguy hiểm không
Thực tế thì khi bé ăn xong có một số trường hợp bị nhợn, nôn trớ ra là điều hoàn toàn bình thường, dễ thấy ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng này thường xuyên, tần suất nhiều thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo những nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Mẹ cần đặc biệt chú ý bé ăn hay bị nhợn bởi hiện tượng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả như sau:
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ
Khi trẻ ăn nhưng có biểu hiện hay nhợn sẽ phản ánh trực tiếp hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề, gây ra tình trạng rối loạn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón… khiến cơ thể của trẻ luôn mệt mỏi, kém hoạt bát, giảm thiểu khả năng tập trung ở trẻ.
Trẻ sẽ còi xương, suy dinh dưỡng, kém phát triển
Trẻ không ăn được kèm theo cảm giác hay bị nhợn sẽ khiến trẻ sợ ăn, chán ăn, bỏ bú. Điều này sẽ hình thành nên việc hạn chế hấp thu các chất dinh dưỡng vào cơ thể khiến trẻ còi xương, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
Trẻ dễ mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Nôn trớ liên tục khiến sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm đáng kể làm tiền đề để vi khuẩn và vi rút dễ dàng xâm nhập gây ra những bệnh lý nguy hiểm cho trẻ.
Nhợn nếu xảy ra với tần suất nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ
3/ Cách xử lý cho bé ăn vào hay bị nhợn
Khi thấy bé ăn hay bị nhợn, mẹ có thể xử lý bằng một số cách hiệu quả sau đây:
Thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ
+ Mẹ nên làm đa dạng các món ăn nhằm giúp trẻ cảm thấy hứng thú với bữa ăn và quên đi cảm giác nhợn. Ngoài ra, những cách chế biến như: cháo, súp … cũng là một giải pháp giúp trẻ cảm thấy dễ ăn, dễ tiêu hóa hơn.
+ Lựa chọn những nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn để giúp cho dạ dày, hệ tiêu hóa của trẻ không bị ảnh hưởng, tránh gây ra những cơn đau bụng khó chịu.
+ Chia nhỏ các bữa ăn hoặc giờ bú của trẻ để trẻ có thời gian thích nghi. Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ ăn hoặc bú lượng sữa vừa đủ, không để trẻ có cảm giác quá no.
+ Khi trẻ không muốn ăn thì mẹ có thể thay đổi cho trẻ một món ăn khác, không nên ép buộc trẻ.
Thay đổi tư thế nằm cho trẻ
+ Khi bé ăn hay bị nhợn trong lúc bú mẹ, mẹ nên đặt đầu trẻ cao hơn so với bụng để giúp cho sữa đi xuống dạ dày dễ dàng, hạn chế quá trình trào ngược ở gây nôn và buồn nôn ở trẻ.
+ Tuyệt đối không cho bé nằm ngay sau khi ăn hoặc bú. Những hành động như bế xốc trẻ lên trên cũng nên tránh để giảm nguy cơ trẻ nôn cũng như sặc dịch ói vào phổi vô cùng nguy hiểm.
Vuốt lưng cho trẻ
Mẹ có thể vuốt lưng cho trẻ để làm giảm nguy cơ buồn nôn hoặc bị nhợn khi ăn. Cách này khá hiệu quả và có thể giúp các bé giảm triệu nhợn chứng này ngay lập tức.
Vuốt lưng cho trẻ sẽ giúp trẻ giảm cảm giác buồn nôn nhanh chóng và hiệu quả
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Trong trường hợp trẻ thường xuyên bị nhợn, bên cạnh đó là các triệu chứng trẻ quấy khóc, ho sốt, bỏ ăn thường xuyên thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc giảm nôn bởi điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Hy vọng rằng bài viết về bé ăn hay bị nhợn đã đem đến cho các mẹ những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc và giúp trẻ phát triển vượt trội. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp. Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: