Bất cứ khi nào bạn thêm một thức ăn mới vào chế độ ăn của trẻ thì quá trình tiêu hóa của bé sẽ thay đổi một chút để thích nghi. Bé đổi sữa bị tiêu chảy có thể chỉ là cách cơ thể trẻ đang làm quen với sữa công thức mới. Nhưng trong nhiều trường hợp có thể là con đang không hợp sữa, dị ứng sữa… và bạn cần đổi sữa cho trẻ.
1/ Dấu hiệu bé đổi sữa bị tiêu chảy thế nào
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ khi bé đổi sữa thì tính chất phân thay đổi là điều bình thường. Mỗi bé lại có thói quen đi ngoài khác nhau. Nên tiêu chảy không chỉ được chẩn đoán bằng độ đặc của phân mà quan trọng hơn là tần suất đi ngoài của bé có đang tăng đột ngột? Vì vậy, đừng vội kết luận bé đổi sữa bị tiêu chảy và thử luôn các loại sữa công thức mới ngay lập tức bạn nhé, vì chúng lại có thể dẫn tới các rối loạn khác.
Các dấu hiệu bé đổi sữa bị tiêu chảy thường gặp, mẹ có thể nhận biết như:
- Trẻ đang đi ngoài ổn định nhưng trong tuần đầu tiên sau khi đổi sữa thì bị tiêu chảy: phân lỏng, số lần đi ngoài tăng mạnh đột ngột. Tình trạng này không thuyên giảm sau một tuần hoặc lâu hơn.
- Có máu trong phân.
- Buồn nôn, nôn: thông thường trẻ sơ sinh vẫn hay trớ la lượng sữa nhỏ sau ăn. Nhưng nếu trẻ nôn trớ cả ngoài giờ ăn thì bạn nên cho bé đi khám để xác định do bé dị ứng sữa hay đang gặp bệnh lý đường tiêu hóa.
- Trẻ phát ban, nổi mẩn đỏ, mề đay trên da. Ngứa hoặc sưng phù quanh vùng mặt.
- Trẻ gặp vấn đề về hô hấp: khò khè, khó thở, có đờm trong mũi họng, ho khàn tiếng. Đây có thể là biểu hiện của phản ứng dị ứng với protein trong sữa.
- Trẻ cáu gắt, quấy khóc: nếu trẻ độ ngột quấy khóc kéo dài thì có thể do bé bị đau bụng do đị ứng protein sữa.
2/ Nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy khi đổi sữa công thức
Thêm thành phần công thức
Bé đổi sữa bị tiêu chảy có thể do trong sữa mới có thêm các thành phần khác hay tỷ lệ các thành phần khác đi, khiến đường tiêu hóa của trẻ cần một chút thời gian để thích nghi. Trẻ có thể bị đầy bụng, đầy hơi hay tiêu chảy nhưng thường chỉ diễn ra một vài ngày đầu sau khi đổi sữa.
Không dung nạp sữa (bất dung nạp lactose)
Theo thống kê khi đổi sữa công thức cho trẻ em, có tới 3/4 dân số gặp tình trạng tiêu chảy. Không dụng nạp sữa là khi bé không thể tiêu hóa lactose – một loại đường thường có trong sữa. Trẻ có thể tạm thời không tiếp nhận được lactose sau khi bị bệnh dạ dày, viêm ruột, nên làm bé uống sữa bị tiêu chảy, kể cả trước đó bé đã đáp ứng rất tốt với chúng. Trẻ có thể gặp các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, chướng bụng, đầy hơi.
Di ứng protein sữa
Dị ứng sữa cũng là nguyên nhân khiến bé đổi sữa bị đi ngoài, tiêu chảy. Chúng ít phổ biển hơn so với không dung nạp sữa, chỉ có khoảng 7% trẻ dưới 1 tuổi gặp tình trạng này. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ lầm tưởng các protein sữa là các kháng nguyên lạ gây hại cho cơ thể và bắt đầu chống lại chúng.
Trẻ thường gặp triệu chứng tiêu chảy, nôn trớ… ngay sau khi ăn hoặc vài giờ, vài ngày sau đó. Ngoài ra, các bé có thể gặp phải các vấn đề về da hay hô hấp như: nổi mẩn đỏ, ho, khò khè, khó thở…
Tình trạng trẻ sơ sinh đổi sữa bị tiêu chảy rất phổ biến và sẽ giảm dần khi lớn. Khoảng 50% trẻ sẽ hết dị ứng sữa khi lên 1 tuổi, 70% khi lên 2 tuổi và hết hoàn toàn khi lên 5 tuổi.
Nguyên nhân khác
- Trẻ không hợp với loại sữa đang dùng.
- Loại sữa sử dụng sai độ tuổi nên bé khó hấp thu được.
- Quá trình bảo quản, pha sữa, vệ sinh dụng cụ pha không đúng cách nên gây nhiễm khuẩn.
- Trẻ uống quá nhiều sữa trong ngày. Vì trong sữa có đạm casein, khi được tiêu thụ quá nhiều sẽ làm hệ tiêu hóa của bé hình thành phản ứng đào thải và gây tiêu chảy.
- Trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
3/ Trẻ đổi sữa bị tiêu chảy phải làm sao
Nếu tình trạng bé đổi sữa bị tiêu chảy vẫn tiếp tục kéo dài quá 1 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần khắc phục tình trạng này. Dưới đây là các giải pháp cho tình trạng này:
3.1. Sử dụng đồng thời sữa mới và sữa cũ
Nếu như trẻ vẫn đáp ứng tốt với sữa cũ nhưng vì một lý do nào đó bạn muốn đổi sang sữa mới, như muốn trẻ tăng cân, phát triển chiều cao tốt hơn… hay tiết kiệm chi phí. Song bé chưa thích nghi kịp và bị tiêu chảy thì bạn khoan vội đổi sang sữa mới ngay. Thay vào đó, bạn nên kết hợp cả 2 loại cũ – mới để con thích nghi dễ dàng hơn nhé.
Bạn nên tăng tỷ lệ 2 ngày một lần. Bắt đầu bằng việc pha sữa với 1/4 sữa mới : 3/4 sữa cũ. Sau đó là 1/2 sữa mới : 1/2 sữa cũ. Và cuối cùng là 3/4 sữa mới : 1/4 sữa cũ. Sau khoảng 1 tuần, bé sẽ quen với sữa công thức mới mà không cần phải dùng đồng thời 2 loại nữa.
Trong lần đổi sữa sau, bạn nên áp dụng giải pháp này càng sớm càng tốt để tránh tình trạng đổi sữa cho bé bị tiêu chảy này.
3.2. Kiểm tra lại quy trình pha sữa, bảo quản sữa
Nhiều khi quá trình pha sữa, bảo quản sữa hay vệ sinh dụng cụ pha chưa đảm bảo nên gây nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cho bé, nhất là trong thời điểm mùa hè, thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Do đó, bạn hãy kiểm tra lại từng khâu để đảm bảo vệ sinh, rửa tay sạch sẽ trước khi pha. Khi thử sữa, hãy nhỏ vài giọt ra tay để kiểm tra thay vì ngậm vào núm vú bình bú.
3.3. Sử dụng sữa thủy phân
Khi bé đổi sữa bị tiêu chảy do dị ứng sữa bò, cách tốt nhất là sử dụng sữa thủy phân. Đây là loại sữa có thành phần protein sữa đã bị phá vỡ nên dễ tiêu hóa và ít gây phản ứng dị ứng hơn. Bên cạnh đó, nếu bé vẫn đang bú sữa mẹ thì bạn nên loại bỏ sữa bò và các nguồn sữa khác hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống của bạn, vì các protein sữa này có thể truyền sang bé thông qua sữa mẹ.
3.4. Sử dụng sữa free lactose
Khi trẻ uống sữa bị tiêu chảy do không dung nạp lactose thì bạn nên loại bỏ tất cả các sản phẩm có chứa lactose ra khỏi chế độ ăn của bé, bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa. Bạn có thể thay thế bằng sữa free lactose cho đến khi trẻ ngưng tiêu chảy hẳn.
Sau 1 – 2 tuần khi đường ruột của bé đã hồi phục hoàn toàn, men lactase để tiêu hóa lactose đã được sản xuất đầy đủ thì bạn có thể cho bé trở lại với chế độ ăn trước đó.
Ngoài ra, nếu các triệu chứng của bé không quá nghiêm trọng thì bạn có thể tiếp tục dùng sữa mới này và bổ sung thêm men vi sinh để hỗ trợ quá trình tiêu hóa đường lactose này cho bé.
3.5. Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh sẽ cung cấp lợi khuẩn để thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giúp bé hấp thu thức ăn tốt hơn, trong đó có cả protein và lactose.
Simbiosistem hiện là men vi sinh nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của các mẹ trong trường hợp bé bị tiêu chảy, kể cả các trường hợp bé tiêu chảy nặng kéo dài, tiêu chảy nhiễm khuẩn, tiêu chảy do kháng sinh… Không chỉ có thành phần 2 chủng lợi khuẩn đã được nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả, Công nghệ bao phim lợi khuẩn còn giúp hiệu quả này nhanh gấp 5 lần thông thường. Các đợt tiêu chảy ở bé cũng nhờ thế mà nhanh chóng bị loại bỏ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó có thể xảy ra cùng đợt đổi sữa cho bé nên khiến chúng ta dễ nhầm lẫn. Do đó, bạn nên cho bé đi khám ngay khi trẻ có các triệu chứng:
- Phân lẫn nhầy máu.
- Phân đen.
- Phân nhạt hoặc trắng.
- Sốt cao.
- Nôn trớ nhiều.
- Mất nước (thóp trũng, bé không chảy nước mắt, môi khô).
- Đi ngoài hơn 10 lần/ngày.
- Phát ban.
Trên đây là nguyên nhân và 5 cách xử lý khi bé đổi sữa bị tiêu chảy. Hãy theo dõi tình trạng của con và lựa chọn cách khắc phục phù hợp nhé. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào, bạn có thể để lại câu hỏi bên dưới bài này để được các Dược sĩ Buona hỗ trợ.
Tham khảo thêm:
– 4 Cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hiệu quả nhất
– Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh rêu
– 7 Dấu hiệu trẻ không hợp sữa công thức dễ nhận biết thường gặp
– Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy? Cần khắc phục như thế nào