Có các cách nào chữa táo bón lâu ngày cho trẻ? Tình trạng này kéo dài khiến không ít bà mẹ hoang mang lo lắng, quá trình hấp thụ dinh dưỡng của bé bị cản trở mà còn để lại nhiều hệ quả tiêu cực khác.
Buona – Chăm sóc sức khỏe khoa học cho trẻ ngay từ những tháng năm đầu đời theo tiêu chuẩn Châu Âu. Con trẻ lớn khôn từng ngày với một thân thể khỏe mạnh, tâm hồn vui tươi và trí tuệ thông thái.
Tại sao trẻ em lâu ngày không đi ngoài?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị táo bón, bao gồm:
+ Ăn ít chất xơ: chất xơ với tác dụng giữ nước trong ruột sẽ hỗ trợ tiêu hóa nhanh thức ăn. Nếu như bé ít cung cấp chất xơ sẽ có thể bị táo bón kéo dài.
+ Uống ít nước: đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.
+ Thói quen đại tiện không đều đặn: trẻ em vốn ham chơi và đôi khi, nếu như không buồn đại tiện, bé sẽ bỏ qua hoạt động này. Vì vậy, phản xạ đại tiện sẽ bị thiếu gây táo bón.
+ Lạm dụng thuốc: một số bé bị còi xương, ốm yếu, viêm nhiễm đường hô hấp… cần phải điều trị bằng thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Việc này cũng có thể dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ em.
Tham khảo: Bé sợ đi ngoài – Mẹ phải làm sao?
Trẻ bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm gì?
Việc khó đi ngoài sẽ khiến bé đối mặt với nhiều nguy cơ:
+ Kém phát triển về thể chất và trí tuệ: việc đại tiện không đều đặn sẽ dẫn đến việc bé bỏ bữa, chán ăn. Bên cạnh đó, phân tích lũy lâu ngày trong cơ thể sẽ cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng và khoáng chất, khiến bé kém phát triển về trí tuệ, thể chất.
+ Rối loạn tiêu hóa: không đi đại tiện sẽ khiến bé dễ gặp các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng, rối loạn chức năng vận chuyển ruột…
+ Nứt hậu môn: khi cảm thấy khó đi ngoài, bé sẽ phát sinh cảm giác sợ đi đại tiện, đi ngoài ra máu, thường nhịn mỗi khi mắc, do đó càng làm phân ứ đọng trong ruột, gây mất nước và dẫn đến tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng, thậm chí gây nứt hậu môn vô cùng đau đớn.
Tổng hợp một số cách chữa táo bón lâu ngày ở trẻ em
Cho bé uống nhiều nước
+ Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ, bạn không cần cho bé uống thêm nước nhưng phải tăng cường số lần bú mẹ, mỗi cữ sữa cách nhau từ 2 – 3 tiếng.
+ Trẻ em từ 6 tháng – 12 tháng: mỗi ngày uống từ 200 – 300ml nước.
+ Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: mỗi ngày uống ít nhất 500 – 600ml nước.
+ Trẻ em từ 3 đến 5 tuổi: uống khoảng 1 lít nước/ngày.
+ Trẻ em trên 5 tuổi: uống ít nhất 1.5 lít nước/ngày (tương đương với người lớn).
Bổ sung chất xơ trong các bữa ăn
Nhóm chất xơ có thể kích thích hoạt động tiêu hóa, làm phân mềm và giúp bé dễ tống phân ra ngoài hơn. Mẹ có thể bổ sung chất xơ cho bé bằng các loại rau xanh hoặc trái cây tươi… Nếu như bé không thích ăn rau, mẹ có thể biến tấu các loại nguyên liệu trên thành sinh tố, nước ép trái cây…
Bột nhuận tràng trị táo bón PEGinpol
Ngoài 2 giải pháp trên, mẹ có thể lựa chọn bột trị táo bón Buona PEGinpol với thành phần lành tính, đảm bảo an toàn cho bé với hiệu quả tức thì chỉ trong 2 – 4 ngày.
Với cơ chế tác dụng thẩm thấu, PEGinpol sẽ giữ nước lại, làm phân mềm hơn và đồng thời tăng kích thước khối phân, thúc đẩy quá trình đại tiện tự nhiên của cơ thể. Do đó, phân sẽ được tống ra ngoài ngay trong những ngày đầu tiên.
Có thể thấy, vấn đề trẻ bị táo bón lâu ngày mang lại cho bé rất nhiều hậu quả. Do đó, mẹ hãy nhanh chóng tìm phương pháp tốt nhất để giúp bé thoát khỏi tình trạng trên.
Tham khảo thêm: Trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì? Nên kiêng ăn gì là tốt nhất