6 Cách đối phó với cơn gắt ngủ của trẻ đơn giản ngay tại nhà

Cách đối phó với cơn gắt ngủ của trẻ không quá khó. Tuy nhiên, nhiều người mới làm ba mẹ lần đầu khá lúng túng không biết bé ngủ hay giật mình phải làm sao. Gắt ngủ ở trẻ là hiện tượng bé sơ sinh ngủ dở giấc hoặc quấy khóc trước khi ngủ. Tình trạng xảy ra thường xuyên sẽ khiến con mệt mỏi, ngủ không ngon, ngoài ra cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của ba me. Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây để biết trẻ hay gắt ngủ phải làm sao.

1/ Các cách đối phó với cơn gắt ngủ của trẻ

Hiện tượng gắt ngủ ở trẻ xảy ra khá phổ biến. Mỗi trẻ sơ sinh có thể gắt ngủ theo những cách khác nhau, có bé nằm im, nhìn chằm chằm khóc rấm rứt trong khi bé khác lại òa khóc dữ dội. Vậy trẻ con gắt ngủ phải làm sao, tham khảo ngay cách đối phó với cơn gắt ngủ của trẻ như sau.

Cho bé ăn no trước khi ngủ

Nhiều mẹ thường hay ru bé ngủ trên tay, rồi đặt bé xuống giường. Tuy nhiên, chính thói quen này lại khiến bé gắt ngủ dễ hơn. Cách dỗ trẻ khi gắt ngủ là cho bé bú no trước khi ngủ. Mẹ hãy đặt bé xuống giường nếu bé có dấu hiệu buồn ngủ. 

cách đối phó với cơn gắt ngủ của trẻ

Bên cạnh đó, một mẹo nhỏ trong cách đối phó với cơn gắt ngủ của trẻ là vỗ về bé hoặc mát xa lưng để con ngủ dễ dàng hơn. 

Tạo thói quen ngủ đúng giờ

Sau khi được 6 tuần tuổi, ba mẹ nên cho bé bú và ngủ theo nhu cầu của con. Tuy nhiên, đa phần các bé có thời gian bú và ngủ cách nhau khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Bởi vậy, ba mẹ nên tạo thói quen ngủ đúng giờ cho bé. Từ đó, bạn sẽ đánh dấu mốc thời gian giữa bú và ngủ, dần dần giãn cữ bú để có thể kéo dài giấc ngủ cho con. Với cách đối phó cơn gắt ngủ của trẻ này, sẽ tạo ra sự chủ động về chăm sóc bé cho ba mẹ.

Tạo vị trí quen thuộc khi ngủ

Trẻ em gắt ngủ phải làm sao? Dù còn bé nhưng các con đã có thể cảm nhận được môi trường xung quanh. Bởi vậy, cách trị chứng gắt ngủ ở trẻ sơ sinh là đặt bé ngủ cố định thay vì thay đổi chỗ ngủ liên tục. Nhiều trẻ sơ sinh chỉ ngủ ngon và không gắt ngủ khi nằm đúng vị trí quen thuộc của mình.

tạo vị trí quen thuộc

Dùng âm thanh lặp lại

Trong nhiều trường hợp, hiện tượng gắt ngủ ở trẻ sơ sinh xảy ra là do con không nghe thấy âm thanh quen thuộc. Một số bé rất thích nghe âm thanh đều đều và chỉ ngừng khóc khi nghe thấy âm nhạc êm dịu hay tiếng dòng nước chảy…

Ba mẹ có thể thực hiện cách đối phó với cơn gắt ngủ của trẻ bằng cách dùng âm thanh tương tự để bé dễ đi vào giấc ngủ ngon của mình. Bên cạnh đó, có thể dùng tiếng ồn trắng để tạo cảm giác an toàn, quen thuộc cho bé. 

Quan sát dấu hiệu buồn ngủ

Khi buồn ngủ, các bé thường lờ đờ, ngáp và tỏ ra chậm chạp trong các cử chỉ. Ba mẹ muốn trị cơn gắt ngủ của trẻ sơ sinh cần chú ý quan sát dấu hiệu buồn ngủ ở trẻ để kịp cho con ăn no và ngủ ngay lập tức. Nếu không, con đang ngủ, sẽ bị đói và ngủ dở mắt dễ quấy khóc.

cách đối phó với cơn gắt ngủ của trẻ

Bên cạnh đó, nếu bé buồn ngủ nhưng không được ngủ ngay, con bị quá giấc sẽ làm cơ thể không tiết ra melatonin, khiến con dễ gắt ngủ và quấy khóc.

Không rung lắc ru bé ngủ

Nhiều ba mẹ có thói quen đung đưa, rung lắc để ru bé ngủ. Ngay cả lúc bế bé đang khóc cũng vậy, người chăm sóc thường bế trên tay vừa đi vừa rung lắc. Tuy nhiên, ngủ theo cách này khiến con ngủ không sâu, hơn nữa lại phụ thuộc vào việc rung lắc mới có thể ngủ, nếu không sẽ không chịu ngủ. Vậy nên, cách đối phó với cơn gắt ngủ của trẻ là bạn không nên tạo thói quen này cho bé. Cách cho bé ngủ tốt nhất là trên mặt phẳng êm ái, không gian thoáng mát, và không có tiếng ồn.

2/ Vì sao trẻ hay gắt ngủ

Để biết cách trị em bé gắt ngủ hiệu quả hơn, ba mẹ cũng nên tìm hiểu nguyên nhân khiến bé thường hay gắt ngủ. Vậy tại sao trẻ con hay gắt ngủ?

vì sao trẻ gắt ngủ

  • Do hiện tượng sinh lý bình thường, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường ngủ ngắn hoặc ngủ không sâu giấc nên dễ bị gắt ngủ
  • Do đói, chưa ăn no nên nhiều bé cũng khó duy trì giấc ngủ lâu dài do bú sữa mẹ nhanh đói và dạ dày của bé chưa chứa được nhiều một lúc
  • Một vài trường hợp gặp bệnh lý, nên cơ thể bé khó chịu, điều này khiến con quấy khóc và ngủ không ngon
  • Do hệ thần kinh của bé chưa hoàn thiện nên con dễ bị giật mình và gắt ngủ cũng xảy ra dễ dàng
  • Do quá mệt vì quá giấc: Nhiều mẹ để bé chơi quá lâu trong khi trẻ 1 tháng tuổi có thời gian thức tối đa 1 tiếng. Điều này khiến bé bị quá mệt nên dễ gắt ngủ nếu vào giấc
  • Do bé đau bụng đầy hơi: Sau khi bú, nhiều bé đầy bụng và cần ợ hơi do trong quá trình bú có thể nuốt phải khí

Việc tìm hiểu nguyên nhân khiến bé gắt ngủ là quan trọng để mẹ biết cách đối phó và xử lý sao cho phù hợp.

3/ Trẻ thường gắt ngủ đến giai đoạn nào?

Áp dụng cách chữa trẻ gắt ngủ là quan trọng để giúp con ngủ ngon hơn vì giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của bé. Hiện tượng gắt ngủ thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Bạn sẽ không phải lo cách đối phó với cơn gắt ngủ của trẻ vì đến một thời điểm, bé sẽ hết gắt ngủ. 

Thông thường, bé sẽ gắt ngủ trong giai đoạn 3 tháng đầu đời. Đôi khi, mẹ cũng sẽ thấy bé gắt ngủ khi dưới 1 năm tuổi, nhưng tình trạng này cũng sẽ giảm dần qua thời gian. Bởi vậy, rất khó để đưa ra khoảng thời gian chính xác bé sẽ không còn gắt ngủ nữa. Hơn nữa, mỗi bé đều được nuôi dưỡng trong môi trường khác nhau, có tính cách khác nhau nên mức độ gắt ngủ cũng sẽ không thể giống nhau. 

cách đối phó với cơn gắt ngủ của trẻ

Bởi vậy, thay vì tìm kiếm việc trẻ gắt ngủ đến giai đoạn nào, ba mẹ hãy thực hiện cách dỗ trẻ em gắt ngủ thật tốt để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

Nhìn chung, ba mẹ nên áp dụng cách đối phó với cơn gắt ngủ của trẻ để giúp con dễ dàng ngủ trở lại và ngủ ngon hơn. Ngoài chú ý cách xử lý khi trẻ gắt ngủ, ba mẹ cũng cần quan sát theo dõi biểu hiện của trẻ để xem có dấu hiệu nào bất thường không vì trong một số trường hợp, bé có thể đang gặp bệnh lý nào đó.

Tham khảo thêm:

Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ? Ba mẹ nên làm gì để khắc phục

– 5 Cách mát xa cho trẻ sơ sinh dễ ngủ đơn giản, hiệu quả nhất

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline