Lông mũi có tác dụng gì? Nhổ lông mũi có sao không đối với trẻ em

Lông mũi có tác dụng gì đối với cơ thể? Thói quen nhổ hay tỉa lông mũi có gây hại không? Một loạt những câu hỏi này sẽ được trả lời trong phần thông tin dưới đây.

Có hai loại lông trong mũi. Một loại thường mọc ra bên ngoài mũi nên nhiều người muốn loại bỏ vì tính thẩm mỹ. Loại thứ 2 là lông mao vi rất nhỏ, giúp lọc chất nhầy và ngăn chúng đi từ khoang mũi di chuyển xuống họng.

1/ Lông mũi có tác dụng gì cho bé

Là một thành phần tự nhiên của cơ thể, lông mũi nằm trong hệ thống đề kháng giúp bảo vệ mũi khỏi bụi bẩn và các tác nhân gây hại khác. Đối với trẻ nhỏ, lông mũi có tác dụng gì đặc biệt không?

lông mũi có tác dụng gì

Trẻ em là đối tượng có cơ thể còn non yếu và sức đề kháng kém dễ bị vi khuẩn/ virus xâm nhập. Như vậy, lông mũi có tác dụng gì với người lớn, nó sẽ y hệt với các bé, thậm chí gấp nhiều lần hơn. Cụ thể các tác dụng và chức năng chủ yếu của lông mũi cụ thể như:

Bảo vệ mũi khỏi tác nhân gây hại

Trong quá trình vui đùa, những “vật thể lạ” li ti dễ dàng xâm nhập vào mũi bé nếu như không có lông mũi bảo vệ. Như vậy, lông mũi cùng với dịch nhầy mũi có tác dụng đáng kể đầu tiên là bảo vệ mũi, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp đi vào phổi gây nguy hiểm cho con.

Tham khảo: Nước mũi từ đâu ra mà có? Vai trò của nước mũi với con người

Lông mũi làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn

Một nghiên cứu của ĐH Y Khoa Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy lông mũi góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở cơ thể người. Lông mũi càng thưa, cơ thể càng dễ mắc bệnh lý này cao hơn gấp 3 lần bình thường. Đối với trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn, lông mũi càng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con tránh nguy cơ bị hen suyễn.

giảm nguy cơ hen suyễn

Tác dụng làm ẩm không khí khi hít vào

Lông mũi có thể làm ẩm không khí đi qua đường mũi, đảm bảo luồng không khí đi vào phổi cân bằng với nhiệt đô thể. Sự cân bằng này giúp bé giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến phổi, vì khi đó phổi không dễ bị nhiễm lạnh.

2/ Cấu tạo của lông mũi

Lông mũi được cấu tạo như các lông dài khác trên cơ thể. Lông mũi bao gồm 3 phần:

+ Phần thân lông nằm trên bề mặt da

+ Phần mọc xuyên qua thượng bì da

+ Phần chân lông (còn gọi là rễ lông) nằm trong chân bì, được bao bọc bởi nang lông

Nang lông là cấu trúc nằm trong da có 3 phần: miệng nang lông thông ra mặt da, cổ nang lông tay (phễu nang lông có miệng tuyến bã thông ra ngoài),và bao nang lông (phần dài nhất ăn sau xuống lớp hạ bì của da).

Nang lông có khả năng nuôi dưỡng để sợi lông trưởng thành, cũng có 3 lớp là lớp bao biểu mô ngoài, bao biểu mô trong và bao xơ.

lông mũi có tác dụng gì

Tham khảo: Bé hay dụi mũi thường xuyên nguyên nhân do đâu? Nên xử lý thế nào

3/ Nhổ lông mũi có sao không với trẻ nhỏ

Về cơ bản, sau khi biết được lông mũi có tác dụng gì với trẻ nhỏ, chúng ta cũng phần nào cho rằng nhổ lông mũi là việc không nên làm với con.

Đối với người lớn, vì tính thẩm mỹ, văn hóa hay tâm linh, họ thường muốn nhổ hoặc tỉa lông mũi, bất chấp lông mũi có lợi ích như thế nào.

Theo ông Robert Pincus – bác sĩ tại Trung tâm Sinus (New York), việc nhổ lông mũi sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Điều sẽ càng đúng với trẻ nhỏ vì các con là đối tượng dễ nhiễm khuẩn hơn người lớn.

Ngoài ra, nhổ lông mũi còn gây tổn thương niêm mạc – đây là khu vực chứa nhiều tĩnh mạch máu và dây thần kinh.

Nếu như bé ngứa mũi liên tục, hãy chú ý vệ sinh mũi cho trẻ sạch sẽ.

nhổ lông mũi có sao không

Không những vậy, nhổ lông mũi của trẻ còn khiến con bị đau và cảm thấy khó chịu. Nếu vô tình gây ra vết thương ở khu vực này, con có thể bị nhiễm trùng, tạo thành khối máu độc bên trong các mạch máu gây hang xoang. Nghiêm trọng hơn, khối máu này sẽ chèn ép đến dây thần kinh, gây áp lực lên mắt và một số bộ phận khác trên khuôn mặt.

4/ Lông mũi của bé nhiều xử lý thế nào?

Lông mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ rất dễ bị tổn thương. Vì lợi ích bảo vệ các tác nhân gây hại tấn công cơ thể bé, các cha mẹ không nên nhổ lông mũi của con cho dù đó là lý do văn hóa hay thẩm mỹ. Đặc biệt, cũng tuyệt đối không nên dùng sản phẩm tẩy lông hoặc tự ý lấy các dụng cụ như nhíp để nhổ lông mũi của bé nhằm tránh gây ra biến chứng nguy hiểm.

Đối với trẻ nhỏ, cách tốt nhất là phụ huynh nên dùng kéo cắt lông mũi ngắn lại để tránh gây tổn thương niêm mạc, trầy xước như việc nhổ lông mũi.

Thực hiện:

+ Dùng miếng vải sạch ẩm lau nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn bên ngoài mũi

+ Dùng đèn chiếu sáng để nhìn thấy rõ phần lông nên cắt tỉa

+ Vệ sinh kéo sạch sẽ và đưa vào cắt tỉa lông, nên dùng loại kéo có đầu mũi tròn để tránh nguy cơ gây tổn thương

+ Chú ý không nên đưa kéo vào quá sâu để tránh gây tổn thương cho mũi

+ Không nên cắt tỉa lông mũi quá ngắn và sạch, chỉ cần loại bỏ những sợi lông thò dài ra bên ngoài

lông mũi có tác dụng gì

Ngoài việc cắt tỉa lông mũi dài gây khó chịu ở trẻ, các phụ huynh cũng nên vệ sinh mũi cho con bằng các loại dung dịch nước muối sinh lý an toàn. Nebial 3% là dung dịch nhỏ mũi giúp giảm khô mũi, làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi và sổ mũi rất hiệu quả cho trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể sử dụng nước nhỏ mũi này để vệ sinh mũi điều độ cho con, ngay cả khi con có một số bệnh lý như viêm mũi, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản hay các trường hợp tắc nghẽn mũi sinh lý.

Nhìn chung, bài viết trên đây đã đem lại những thông tin cơ bản nhất trả lời cho câu hỏi lông mũi có tác dụng gì và có nên nhổ lông mũi cho trẻ nhỏ. Với hàng loạt lợi ích mà lông mũi đem đến cho cơ thể, các phụ huynh không nên nhổ lông mũi của trẻ, thay vào đó hãy cắt tỉa nhẹ nhàng phần thò ra ngoài, đồng thời chăm sóc mũi bé tốt bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Để lại phản hồi

chat zalo Gọi hotline